Dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Tại Việt Nam, ung thư đại tràng là một trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới. Điều đáng lo ngại là ung thư đại tràng thường không có dấu hiệu rõ ràng ở những giai đoạn đầu. Điều này khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn. Vậy phải làm sao để nhận biết các dấu hiệu ung thư đại tràng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

1. Tìm hiểu những yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư đại tràng

Trước khi đi sâu vào các dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng, chúng ta nên nắm rõ những yếu tố nguy cơ có thể gây nên căn bệnh ung thư đại tràng để:

– Nhận thức nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng để thay đổi lối sống phù hợp.

– Phòng bệnh trước khi xuất hiện triệu chứng, giúp người bệnh kiểm soát được sức khỏe. Đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để điều trị hiệu quả.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng, bao gồm:

1.1. Tuổi tác

Nguy cơ mắc ung thư đại tràng tăng theo độ tuổi, đặc biệt là những người từ 50 tuổi trở lên. Điều này có thể do quá trình lão hóa của cơ thể dẫn đến sự tích tụ các đột biến gen trong tế bào đại tràng.

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Tuổi tác là một trong số những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng

1.2. Tiền sử gia đình

Nếu có người thân trong gia đình đã từng mắc ung thư đại tràng, đặc biệt là cha mẹ, anh chị em hoặc con cái thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng sẽ tăng gấp đôi.

Ngoài ra, một số hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, bao gồm bệnh đa polyp đại tràng gia đình (FAP) và hội chứng ung thư đại tràng di truyền không polyp (HNPCC).

1.3. Tiền sử mắc bệnh

Người có tiền sử mắc bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, polyp đại tràng, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn. Các bệnh lý này có thể gây tổn thương và viêm nhiễm cho niêm mạc đại tràng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư.

1.4. Lối sống và chế độ ăn uống

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều chất béo động vật, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

– Lối sống ít vận động có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn. Việc ít vận động dẫn đến sự tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư.

– Hút thuốc lá, uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư đại tràng.

Tìm hiểu thêm: Nhận diện một số bệnh gây tình trạng gỉ mắt bất thường

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc ung thư đại tràng ở người bệnh

2. Nhận biết các dấu hiệu ung thư đại tràng

2.1. Các dấu hiệu ung thư đại tràng dễ nhận biết

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại tràng có thể bao gồm:

– Đau bụng: Các cơn đau thường không rõ ràng, có lúc dữ dội, lúc lại âm ỉ tương tự như biểu hiện của viêm đại tràng. Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư đại tràng.

– Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Các dấu hiệu thường thấy như ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng… Tình trạng này thường kéo dài khiến cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân

– Thay đổi thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như đi tiêu thường xuyên hơn hoặc đi tiêu phân lỏng hơn, phân nhỏ, cảm giác đau tức vùng hậu môn.

– Phân có máu: Đây là triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn biểu hiện này với bệnh trĩ.

– Mệt mỏi suy nhược, cân nặng giảm sút không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và chẩn đoán kịp thời.

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

>>>>>Xem thêm: Thuốc Naphacogyl điều trị nhiễm trùng răng miệng

Đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện là dấu hiệu ung thư đại tràng thường gặp

2.2. Các dấu hiệu ung thư đại tràng hiếm gặp

Các dấu hiệu hiếm gặp này thường chỉ xuất hiện khi ung thư đã di căn sang các cơ quan khác. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các dấu hiệu hiếm gặp của ung thư đại tràng:

– Khi ung thư đại tràng di căn đến tử cung có thể gây nên tình trạng chảy máu ở tử cung.

– Khi ung thư đại tràng di căn đến thực quản, bệnh có thể gây cảm giác khó nuốt cho người bệnh.

– Khi ung thư đại tràng di căn đến phổi sẽ gây ho kéo dài cho người bệnh.

– Khi ung thư đại tràng di căn đến xương, bệnh có thể gây đau nhức xương.

– Ngoài ra, khi ung thư đại tràng di căn đến gan/ thận, bệnh có thể gây mẩn ngứa trên da hoặc sưng phù ở chân.

3. Những phương pháp thường dùng để chẩn đoán ung thư đại tràng

Để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các phương pháp chẩn đoán (xét nghiệm/ khám cận lâm sàng) như:

– Xét nghiệm máu trong phân: nhằm phát hiện sớm tổn thương do ung thư.

– Siêu âm ổ bụng: giúp chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn muộn và phát hiện tình trạng lồng ruột, tắc ruột, dày thành đại tràng bởi khối u.

– Nội soi đại tràng: nhằm xác định trực tiếp sự có mặt của khối u trong lòng đại tràng.

– Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, PET/CT): để đánh giá tổn thương tại đại tràng, hạch xung quanh tổn thương và tổn thương di căn tới xung quanh.

– Sinh thiết khối u làm xét nghiệm mô bệnh học: mẫu bệnh phẩm có thể lấy từ tổn thương u đại tràng trong quá trình nội soi hoặc lấy từ các khối u di căn tại các vị trí khác như phổi, gan, hạch ngoại vi. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán chính xác ung thư đại trực tràng.

Có thể nói, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của ung thư đại tràng là rất quan trọng. Đồng thời, hãy duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa ung thư đại tràng từ sớm. Đừng để bất kỳ căn bệnh nào có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được giải đáp tận tình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *