Trẻ bị sốt viêm amidan là tình huống mà cha mẹ cần cẩn trọng và có cách xử trí phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này cho con. Vậy, cha mẹ đã thực sự hiểu về tình trạng này và làm cách nào để điều trị, giúp trẻ xử lý sốt viêm amidan? Hãy cùng TCI khám phá những điều này trong bài viết dưới đây và trang bị cho mình kiến thức để xử lý viêm amidan khi cần thiết.
Bạn đang đọc: Xử trí khi trẻ bị sốt viêm amidan
1. Viêm amidan và triệu chứng sốt ở trẻ
1.1. Bệnh viêm amidan
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ, là tình trạng nhiễm trùng gây viêm tại vị trí amidan, do các tác nhân virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công và hình thành. Có nhiều loại virus, vi khuẩn có khả năng gây nên bệnh và tùy từng tác nhân mà trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau.
Viêm amidan được phân thành 2 loại: cấp tính và mạn tính. Triệu chứng của 2 thể viêm amidan này có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên, một số đặc điểm đặc trưng sẽ giúp phân biệt để có cách điều trị phù hợp cho con.
Viêm amidan cấp tính:
– Mệt mỏi, chán ăn
– Họng đau, khô rát
– Nuốt khó
– Đau lên tai
– Sốt cao, sốt đột ngột
– Giọng thay đổi
– Ngạt mũi, khó ngủ
Khám thực thể, có thể thấy: lưỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ, amidan sưng to, tổ chức lympho thành sau họng đỏ, sưng.
Tùy theo nguyên nhân và vấn đề thể trạng mà trẻ bị viêm amidan có những dấu hiệu khác nhau.
Viêm amidan mạn tính:
– Nhiều triệu chứng của viêm amidan cấp tính nhưng nghèo nàn hơn
– Sốt nhẹ hoặc không sốt
– Ho nhiều
– Đau rát họng
– Hơi thở có mùi
Khám thực thể, trẻ viêm amidan mạn tính có nhiều khe hốc chứa chất bã đậu trên bề mặt amidan. Với thể quá phát, amidan thường phình to, khiến khoang họng bị hẹp.
Thông thường, khi khám và chẩn đoán cho trẻ, trong các trường hợp cần thiết, cần xét nghiệm công thức máu, test chẩn đoán khi nghi ngờ biến chứng quan trọng.
1.2. Hiện tượng trẻ bị sốt viêm amidan
Có thể thấy, dù ở thể cấp tính hay mạn tính thì trẻ viêm amidan thường hay bị sốt. Trong đó, tình trạng sốt viêm amidan cấp tính thường ở mức cao. Trẻ có thể sốt đến gần 40 độ và hiện tượng rét run, đau đầu, chán ăn viêm mũi, chảy mũi, thở khò khè, ngủ ngáy. Khi này trẻ thường khô miệng, tiểu ít và sẫm màu.
Tình trạng sốt viêm amidan mạn tính thường nhẹ hơn, đôi khi là không sốt. Tình trạng sốt thường không kèm rét run nhưng hay sốt vặt, nhất là vào chiều.
Triệu chứng sốt khi viêm amidan cũng thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể kéo dài trong 1 – 4 ngày. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ có thể cắt sốt sau khoảng 3 ngày.
Tìm hiểu thêm: Viêm tai ngoài – Bệnh lý không nên xem thường
Một số trẻ có thể sốt kéo dài nhiều ngày không dứt
1.3. Trẻ bị sốt viêm amidan liệu có nguy hiểm?
Sốt khi viêm amidan là hiện tượng khá phổ biến, hình thanh do độc tố viêm nhiễm kích thích khiến cơ thể phản ứng và sốt nội sinh. Tình trạng sốt ở trẻ có thể gây những hiện tượng như co giật, mất nước, hôn mê.
Bên cạnh đó, tình trạng không điều trị hay chậm trễ, sai lầm trong điều trị có thể khiến viêm amidan phát triển thành thể mạn tính sỏi amidan, viêm tấy xung quanh, khó điều trị, đồng thời ẩn chứa nhiều biến chứng hơn, nhất là các vấn đề bệnh viêm nhiễm hô hấp, khớp, thận, thậm chí là nhiễm trùng huyết. Do đó, cha mẹ cần xử trí đúng cách để hạ sốt, điều trị viêm amidan cho trẻ an toàn và kịp thời.
2. Xử trí với hiện tượng sốt do viêm amidan ở trẻ
Hạ sốt là điều cần thiết trong tình trạng trẻ bị sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với từng độ tuổi và mức độ mà việc chỉ định thuốc hạ sốt với trẻ cũng khác nhau. Bên cạnh đó, trường hợp sốt cao, co giật, trẻ cần được nhanh chóng cấp cứu. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ trong tình huống này.
Trường hợp sốt nhẹ, cha mẹ cần lưu ý:
– Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân bệnh và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định. Một số thuốc có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn tùy theo tình trạng và tuổi của trẻ. Việc thăm khám của bác sĩ rất cần thiết bởi không những giúp trẻ hạ sốt, các bác sĩ còn đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho tình trạng viêm amidan của trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây nên.
– Kế hợp thực hiện các phương thức giảm thân nhiệt, hạ sốt như: chườm ấm tại các vị trí: trán, nách, bẹnh. lòng bàn tay, lòng bàn chân trẻ; để trẻ nằm phòng thoáng, tránh gió; cho trẻ mặc đồ thoáng, dễ thấm mồ hôi; cho trẻ uống nhiều nước; bồi bổ cơ thể; vệ sinh mũi họng; …
3. Điều trị viêm amidan cho trẻ phù hợp
Bên cạnh việc khắc phục tình trạng sốt của trẻ khi bị viêm amidan, cha mẹ cần thực hiện đúng những chỉ định nhằm điều trị viêm amidan cho trẻ:
3.1. Uống thuốc theo chỉ định
– Ăn uống, nghỉ ngơi nhẹ nhàng
– Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ với trường hợp cần thiết, dùng nhóm beta lactam trong trường hợp nhiễm khuẩn, dùng nhóm macrolid với trường hợp dị ứng,…
– Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
– Dùng thuốc nhỏ mũi, súc miệng,… theo đơn
– Bổ sung vitamin, canxi,…
3.2. Phẫu thuật khi cần thiết
Chỉ định phẫu thuật amidan cho trẻ với các trường hợp:
– Viêm amidan từ 5 lần trở lên trên năm
– Biến chứng viêm tấy, tình trạng áp xe quanh amidan
– Biến chứng bệnh mũi, xoang, tai giữa. phế-phổi,…
– Biến chứng viêm màng trong tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
– Tình trạng khó thở, khó nói do amidan viêm
>>>>>Xem thêm: Sai lầm khiến bệnh viêm xoang nặng hơn
Phẫu thuật cắt amidan chỉ được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể
Một số tình trạng trẻ phải chống chỉ định hoặc cân nhắc kỹ khi cắt amidan bao gồm:
– Trẻ quá nhỏ (thường dưới 5 tuổi)
– Trẻ có hội chứng chảy máu
– Trẻ có bệnh nội khoa như suy tim, suy gan, suy thận,…
– Đang trong tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc biến chứng chưa điều trị hết đợt
– Thời tiết không thích hợp
Tổng kết:
Trẻ bị sốt viêm amidan là một triệu chứng bệnh thường thấy. Trong nhiều trường hợp, sốt ở trẻ có thể kèm co giật, nguy hiểm. Việc điều trị sốt và giải quyết bệnh viêm amidan ở trẻ là điều cần thiết để tránh những biến chứng nặng mà bệnh gây nên. Chính vì thế, cha mẹ nên phát hiện và sớm đưa trẻ đến các cơ sở y khoa tai mũi họng uy tín để các bác sĩ tìm đúng nguyên nhân bệnh, điều trị phù hợp với thể trạng và bệnh lý của trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.