Khối u tuyến thượng thận: Dấu hiệu và chẩn đoán 

Khối u tuyến thượng thận thường là lành tính. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây nhiều khó chịu cho cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng. Hiểu về dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán giúp người bệnh sớm thăm khám, tránh diễn bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Khối u tuyến thượng thận: Dấu hiệu và chẩn đoán 

1. Hiểu về khối u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận là một khối u hiếm gặp, phát triển từ tuyến thượng thận. Hầu hết các trường hợp u là lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như: cao huyết áp, mệt mỏi, rối loạn nước và điện giải… Trong một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Hiếm gặp hơn, u tuyến thượng thận là khối ác tính (ung thư), bệnh có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như: hệ thống bạch huyết, xương, gan, phổi. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của khối u tuyến thượng thận, người mắc có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Khối u tuyến thượng thận: Dấu hiệu và chẩn đoán 

Hầu hết người mắc u tuyến thượng thận ở độ tuổi từ 20 đến 50, nhưng khối u có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.

2. Dấu hiệu nhận biết khối u tuyến thượng thận

U tuyến thượng thận bao gồm 2 loại là u không bài tiết hormone và u có bài tiết hormone. Với khối u không tiết hormone, người bệnh hầu như không biểu hiện triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ thông qua khám sức khỏe. Trong khi đó, khối u tuyến thượng thận có tiết hormone gây ra những biểu hiện rõ ràng như: cao huyết áp, tim đập nhanh, đau nhức đầu,  thường xuyên mệt mỏi, da dẻ xanh xao, dễ đổ mồ hôi, cơ thể run rẩy…

Tìm hiểu thêm: Bệnh đái tháo đường có di truyền không?

Khối u tuyến thượng thận: Dấu hiệu và chẩn đoán 

Cao huyết áp là dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết bệnh u tuyến thượng thận.

Một số triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: sút cân không rõ nguyên do, táo bón, lo lắng, căng thẳng.

Các dấu hiệu nêu trên thậm chí có thể trở nên trầm trọng hơn trong một số trường hợp:

– Cơ thể người bệnh đang trong trạng thái gắng sức, lo âu hoặc căng thẳng, khi gây mê, phẫu thuật hay chuyển dạ, sinh con.

– Tiêu thụ các thực phẩm làm tăng huyết áp: số loại phô mai, bia, rượu, socola, thịt hun khói, thực phẩm lên men hoặc quá chín.

– Sử dụng một số chất ức chế hoặc kích thích.

Người bệnh khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của khối u tuyến thượng thận cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng điều trị hiệu quả.

3. Những kỹ thuật chẩn đoán u tuyến thượng thận

Sau thăm khám lâm sàng dựa trên các biểu hiện triệu chứng, tiền sử bệnh lý, yếu tố gia đình, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

3.1 Xét nghiệm máu và nước tiểu chẩn đoán khối u tuyến thượng thận

Khối u tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormone adrenaline, noradrenaline có thể gây ra các triệu chứng vã mồ hôi, đau đầu, nhịp tim nhanh, cao huyết áp. Xác định lượng hormone có trong máu và/hoặc nước tiểu có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị.

3.2 Chẩn đoán hình ảnh

Là kỹ thuật chẩn đoán thường được bác sĩ chỉ định sau khi kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu cho thấy người bệnh có nguy cơ cao mắc u tuyến thượng thận. Nhờ đó, bác sĩ có thể được vị trí, kích thước của khối u. Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một trong các phương pháp sau: chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), chụp M-iodobenzylguanidine (MIBG).

3.3 Xét nghiệm di truyền

Nguyên nhân gây bệnh u tuyến thượng thận đến nay chưa được làm rõ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra khả năng mắc bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm di truyền khi cần xác định sự hình thành khối u tuyến yên có hay không liên quan đến các rối loạn di truyền.

Xét nghiệm này được đánh giá là quan trọng bởi các lý do:

– Rối loạn di truyền có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe, do đó xét nghiệm di truyền không chỉ có khả năng chẩn đoán u tuyến yên mà còn giúp sàng lọc các vấn đề y tế khác.

– Một số rối loạn có khả năng gây ung thư hoặc làm tái phát bệnh lý.

– Từ kết quả di truyền học, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh làm thêm các xét nghiệm u tuyến thượng thận cho các thành viên trong gia đình để dự phòng nguy cơ bệnh.

4. Phương pháp nào điều trị u tuyến thượng thận?

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

4.1 Theo dõi tích cực

Đối với các khối u tuyến thượng thận kích thước nhỏ và không gây triệu chứng, người bệnh chưa cần phải can thiệp mà sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm định kỳ để theo dõi.

4.2 Phẫu thuật điều trị khối u tuyến thượng thận

Trường hợp khối u lớn > 5m, gây ra các triệu chứng cho cơ thể, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Khối u tuyến thượng thận: Dấu hiệu và chẩn đoán 

>>>>>Xem thêm: Cách đo huyết áp đúng ai cũng cần nắm rõ

Phẫu thuật u tuyến thượng thận là phương pháp điều trị phổ biến.

Có 2 phương pháp phẫu thuật chính là mổ mở và mổ nội soi. Trong đó:

– Mổ nội soi: là lựa phương án tối ưu giúp người bệnh loại bỏ khối u mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, thường được chỉ định trong trường hợp khối u lành tính và có kích thước nhỏ

– Mổ mở: áp dụng khi khối u có kích thước lớn >5cm, ảnh hưởng đến các mô tạng lân cận hoặc đối với bệnh nhân chống chỉ định mổ nội soi.

Trước phẫu thuật, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc ức chế hoạt động của adrenaline nhằm giảm nguy cơ huyết áp cao, gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật. Liệu trình sử dụng thuốc có thể kéo dài từ 7-10 ngày.

4.3 Điều trị ung thư

Trường hợp khối u tuyến thượng thận phát triển thành ung thư và di căn đến các cơ quan khác, các phương pháp điều trị có thể bao gồm: Xạ trị, hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích…

Nói tóm lại, khối u tuyến thượng thận là tình trạng bệnh lý có khả năng gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ các thông tin cung cấp trong bài, Thu Cúc TCI hy vọng mỗi người bệnh sẽ có có cơ sở để chủ động thăm khám, chẩn đoán sớm vấn đề sức khỏe gặp phải, đảm bảo chất lượng cuộc sống.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *