Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

U bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Tuy u nang bao hoạt dịch không quá nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ về bệnh sẽ giúp hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm biến chứng về sau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

1. Bệnh u bao hoạt dịch khớp gối là gì?

Bao hoạt dịch khớp gối là tổ chức trải mặt trong của bao khớp, gồm các sợi xơ mềm mại và mỡ, có vai trò tiết ra hoạt dịch hỗ trợ bôi trơn và giảm ma sát, nuôi dưỡng sụn và chống nhiễm khuẩn khớp.

U nang bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xảy ra khi bao hoạt dịch tăng tiết quá mức, gây tràn dịch khớp gối và gây ra sự thoát vị ngoài ổ khớp.

U nang bao hoạt dịch khớp gối là một bệnh lý lành tính và hoàn toàn không có nguy cơ phát triển ung thư. Thông thường u bao hoạt dịch sẽ có thể tích nhỏ, tuy nhiên trong một số trường hợp thể tích này tăng lên và gây khó khăn và trở ngại đến hoạt động của khớp gối.

Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

U nang bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xảy ra khi bao hoạt dịch tăng tiết quá mức, gây tràn dịch khớp gối và gây ra sự thoát vị ngoài ổ khớp.

2. Nguyên nhân gây bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý u nang bao hoạt dịch khớp gối phổ biến như:

2.1. Chấn thương gây u bao hoạt dịch khớp gối

Chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn giao thông, tác động một lực rất mạnh và đột ngột vào khớp gối, làm bong hoặc vỡ sụn khớp. Từ đó bao hoạt dịch có thể phản ứng tăng tiết dịch quá mức, gây hiện tượng thoát vị có biểu hiện lâm sàng là u.

2.2. Khớp hoạt động kéo dài liên tục:

Do tính chất đặc thù của công việc, một số nghề phải vận động hoặc lao động thường xuyên khiến khớp liên tục phải chịu nhiều áp lực khiến bao hoạt dịch bị tổn thương và gây ra bệnh.

2.3. Yếu tố nguy cơ khác:

Tuổi cao, người thừa cân – béo phì, người có tiền sử chấn thương hoặc viêm khớp cũng dễ gặp tình trạng nang bao hoạt dịch khớp.

Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

Chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn giao thông, tác động một lực rất mạnh và đột ngột vào khớp gối, làm bong hoặc vỡ sụn khớp.

3. Triệu chứng nhận biết u nang hoạt dịch khớp gối

Trong một số trường hợp, ở giai đoạn đầu bệnh không gây đau và rất khó nhận biết. Ở những giai đoạn sau, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau vùng đầu gối, cơn đau có thể tăng lên đột ngột khi u quá to và bị vỡ, hoặc khi mang vác vật nặng.

– Sưng tấy ở phía sau của đầu gối và ở chân.

– Cứng khớp, không thể gập duỗi đầu gối, triệu chứng này càng tồi tệ hơn khi người bệnh đứng lâu.

– Người bệnh có cảm giác như kiến bò, nóng ran ở đầu gối và bắp chân.

4. Cách để chẩn đoán bệnh u nang bao dịch hoạt khớp gối?

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của u bao hoạt dịch khớp gối, người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để có thể chẩn đoán được bệnh, đầu tiên, bác sĩ thăm khám, xem xét tiền sử bệnh lý và kiểm tra khớp gối, xác định vị trí của khối u.

Để chắc chắn đây là u nang hoạt dịch, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các chẩn đoán khác như siêu âm, chụp cộng hưởng MRI, X-Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính CT.

Tìm hiểu thêm: Phòng và chữa đau mỏi vùng thắt lưng

Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

Để chắc chắn đây là u nang hoạt dịch, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các chẩn đoán khác như siêu âm, chụp cộng hưởng MRI, X-Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính CT.

4. Phương pháp điều trị bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

Tùy thuộc vào tình trạng, kích thước của u cũng như mức độ chèn ép của các cơ quan lân cận mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị u nang bao hoạt dịch khớp gối phổ biến hiện nay:

4.1. Điều trị nội khoa u bao hoạt dịch khớp gối

Điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên trong việc điều trị bệnh lý  u nang hoạt dịch của khớp gối.

Sử dụng thuốc

Để giảm đau ở khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc có thể làm giảm cơn đau, giảm viêm ở đầu gối và hạ sốt nhẹ do phản ứng viêm. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ thăm khám và lên đơn điều trị cụ thể cho người bệnh

Tiêm thuốc

Đối với các triệu chứng nghiêm trọng, để giảm đau và giảm mức độ chèn ép của u nang bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm thuốc

Nghỉ ngơi và tập luyện vật lý trị liệu

U nang hoạt dịch cũng có thể do hoạt động khớp quá mức. Đối với trường hợp này, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để khớp phục hồi và giảm tổn thương. Bên cạnh đó người bệnh nên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu để giảm đau như:

– Chườm đá vào phần đầu gối

– Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ làm giảm áp lực lên các khớp gối.

– Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi hoạt động.

– Nghỉ ngơi và xoa bóp để hỗ trợ giảm đau.

Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp gối

>>>>>Xem thêm: Gãy xương là gì? Biểu hiện và cách làm xương mau lành nhất

Đối với trường hợp này, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để khớp phục hồi và giảm tổn thương.

4.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Điều trị bằng phẫu thuật được cân nhắc thực hiện đối với những u nang lớn gây tình trạng đau dữ dội và chèn ép lên các cơ quan xung quanh. Phẫu thuật trong điều trị nang bao hoạt dịch có 2 dạng chính như sau:

Nội soi

Phẫu thuật nội soi được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện để bịt kín lỗ tiếp xúc giữa khớp và nang, hỗ trợ giảm khả năng tiết dịch. Điều này làm giảm áp lực lên khớp, giảm tình trạng khó chịu và cải thiện các triệu chứng lâm sàng.

Cắt loại bỏ khối u

Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện khi u nang tái phát nhiều lần. So với nội soi khớp, thủ thuật này giúp loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây đau và viêm khớp.

Người u bao hoạt dịch khớp gối nếu trì hoãn điều trị có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh ngay khi thấy cuất hiện các dấu hiệu bất thường ở khớp gối thì nên nhanh chóng thăm khám sớm để được chẩn đoán và có hướng can thiệp phù hợp, nhằm ngăn ngừa bệnh biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *