Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian vừa qua và đã ghi nhận có ca tử vong do đậu mùa khỉ. Vì vậy, căn bệnh trở thành nỗi lo lắng của nhiều người, bởi ngay cả mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc bệnh và gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những điều mẹ bầu cần chú ý để tránh nhiễm bệnh nhé!
Bạn đang đọc: Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và những điều mẹ bầu cần chú ý
1. Virus đậu mùa khỉ lây bệnh qua đường nào?
Theo các chuyên gia Y tế, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua ba con đường sau:
1.1. Từ động vật sang con người
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ động vật sang con người khi ta tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật, cần tránh tiếp xúc với động vật hoang dã nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt là tránh tiếp xúc với động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng).
Căn bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào là vấn đề mọi người dân cần biết để nâng cao cảnh giác trước nguy cơ bùng dịch
Tại các nước hoặc các khu vực đang có dịch bệnh đậu mùa khỉ, khi sử dụng các thực phẩm từ động vật thì người dân nên nấu chín kỹ thịt và các bộ phận của động vật trước khi ăn.
1.2. Từ người sang người
Virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, bao gồm tiếp xúc mặt đối mặt, tiếp xúc da với da, tiếp xúc miệng với miệng hoặc miệng với da, bao gồm cả quan hệ tình dục. Hiện vẫn chưa rõ người bị bệnh có thể lây lan bệnh trong bao lâu, nhưng nhìn chung, người bị bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác cho đến khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy hoàn toàn, lớp vảy đã bong ra và da đã hình thành một lớp mới. Tỷ lệ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong những trường hợp sống chung với người mắc bệnh có thể lên đến khoảng 50%.
1.3. Lây truyền qua các vật dụng bị nhiễm bệnh
Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây qua các vật dụng bị nhiễm bệnh như quần áo, gối, ga trải giường, khăn mặt, đồ đạc cá nhân và các bề mặt khác. Khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ tiếp xúc với các vật dụng này, người khác có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những vật dụng đã bị nhiễm. Ví dụ, virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua hơi thở, giọt bắn từ hệ hô hấp và thậm chí qua hạt bụi khí gần gũi (aerosol).
Ngoài ra, virus cũng có thể lây từ người mang thai sang thai nhi hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thông qua tiếp xúc da với da.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở người
Theo các thống kê dịch tễ, bất cứ ai đều có khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh nặng bao gồm: trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những người bị suy giảm hệ miễn dịch, những người mắc bệnh đồng nhiễm hoặc có các bệnh đi kèm như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh tim mạch, hen suyễn,…
Tìm hiểu thêm: Bị sâu 2 răng cửa và cách điều trị
Theo các thống kê dịch tễ, bất cứ ai đều có khả năng mắc bệnh đậu mùa khỉ
Hầu hết các trường hợp mắc virus đậu mùa khỉ đều có triệu chứng nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, diễn tiến của bệnh đậu mùa khỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng tiêm chủng trước đó, tình trạng sức khỏe ban đầu, các bệnh kèm theo.
Những nhóm người dưới đây có nguy cơ nặng và cần xem xét điều trị khi mắc virus đậu mùa khỉ:
– Những người có tình trạng bệnh lý nặng (ví dụ: bệnh xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm não,…).
– Những người có hệ miễn dịch suy giảm như: người nhiễm HIV/AIDS, ung thư hạch, bệnh bạch cầu, bệnh ác tính tổng quát, đã phẫu thuật ghép cơ quan, đang điều trị hóa trị, chất chống chuyển hóa, bị tác động bức xạ, chất ức chế yếu tố hoại tử khối u,… khi nhiễm virus đậu mùa khỉ có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.
– Ngoài ra, những người sử dụng corticosteroid ở liều cao, những người nhận ghép tế bào gốc tạo máu trong vòng 24 tháng sau ghép hoặc sau 24 tháng nhưng có bệnh tái phát hoặc mắc bệnh tự miễn với hệ miễn dịch suy giảm… cũng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng và cần xem xét điều trị.
3. Những điều mẹ bầu cần chú ý để tránh bị lây bệnh đậu mùa khỉ
Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Trong khi đó, nhiều ca bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại các tỉnh miền Nam, có ca bệnh đã không qua khỏi. Điều này dấy lên mối lo ngại sức khỏe cho nhiều người trong khu vực đang có dịch và cả những khu vực lân cận, đặc biệt là phụ nữ có thai với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn cho cả mẹ và bé nếu mắc bệnh trong thai kỳ.
>>>>>Xem thêm: Địa chỉ nội soi dạ dày uy tín ở Hà Nội bạn nên biết
Phụ nữ có thai nên đặc biệt chú ý với căn bệnh đậu mùa khỉ trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số tỉnh miền Nam nước ta
Vì vậy, để phòng chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, mẹ bầu nên chú ý các điều sau:
– Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
– Khi ho, hắt hơi phải đeo khẩu trang và che miệng bằng khăn.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng.
– Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng trước và sau khi tiếp xúc với các bề mặt hoặc đồ vật, dụng cụ có thể nhiễm khuẩn.
– Tránh tiếp xúc gần với động vật hoang dã, nhất là ở khu vực đang có dịch.
– Ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm chưa qua nấu chín. Đồng thời cần vệ sinh thực phẩm kỹ càng.
– Nếu có triệu chứng sốt, nổi ban da cần đến cơ sở y tế khám ngay.
– Tăng cường dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao thể trạng, miễn dịch.
– Tránh quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan mạnh và có thể gây di chứng lâu dài. Vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện bệnh đậu mùa khỉ sớm là quan trọng để kiểm soát bệnh này.
Như vậy, bài viết trên vừa chia sẻ các thông tin liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào. Từ đó, mẹ bầu có thể trang bị được các kiến thức về cách phòng tránh và chủ động chú ý phòng bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh đậu mùa khỉ với phụ nữ có thai hoặc thắc mắc về các vấn đề trong thai kỳ, để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.