Nhiều người còn chưa nhận biết được hoặc chủ quan với các triệu chứng ban đầu của ung thư, trong dó có bệnh ung thư phổi. Do đó, phần lớn trường hợp đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Để phòng bệnh, chuyên gia y tế khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm một lần. Đồng thời theo dõi, nghi ngờ ngay khi nhận thấy những triệu chứng khởi phát dưới đây.
Bạn đang đọc: Chuyên gia y tế chỉ ra triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi
1. Vì sao dễ bị bỏ qua triệu chứng ung thư phổi ban đầu?
Triệu chứng của ung thư phổi vào giai đoạn sớm thường không rõ ràng. Nếu không bật chế độ “cảnh giác” sức khỏe thì gần như không nhận ra. Nếu có thì sẽ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường như: cảm cúm, stress kéo dài,… Người bệnh có tâm lý tự điều trị tại nhà, khi thấy triệu chứng được cải thiện thì vội vàng an tâm và bỏ qua.
Chỉ khi bệnh có thời gian tiến triển, khối u có sự tấn công mạnh mẽ hơn thì triệu chứng mới rõ rệt hơn. Lúc này việc áp dụng cách thức điều trị thông thường tại nhà không còn hiệu quả, người bệnh mới chịu tới bệnh viện khám. Phần lớn đều được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, tiên lượng sống không còn cao. Các triệu chứng tiếp tục nặng nề hơn khiến cho cơ thể người bệnh suy mòn, chất lượng cuộc sống vì thế cũng giảm theo.
Các triệu chứng ung thư phổi ban đầu mờ nhạt và không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua
2. Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi
2.1. Triệu chứng hô hấp
Với triệu chứng hô hấp thì ho là biểu hiện đầu tiên và hay gặp nhất ở ung thư phổi. Tuy nhiên, ho lại dễ bị xem nhẹ nhất bởi nhiều người hay nghĩ có thể bị cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Để phân biệt được đâu là ho do cảm cúm và ho do ung thư phổi thì bạn cần quan sát, theo dõi sát sao. Nếu nhận thấy ho khan, ho có đờm, ho thắt liên tục nhiều tuần thì có thể nghi ngờ về ung thư phổi. Cơn ho có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, gây cản trở giấc ngủ và khiến người bệnh mệt mỏi vào ban ngày.
Kèm theo ho là các triệu chứng như:
– Đau ngực do khối u xâm lấn vào màng phổi và thành ngực. Cơn đau xảy ra mỗi khi hít thở sâu.
– Khó thở và tiếng thở mệt nhọc hơn (khò khè). Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì tình trạng khó thở ở mức độ nhẹ, thường xảy ra khi leo cầu thang hoặc làm việc ở cường độ cao.
2.2. Triệu chứng toàn thân
Các triệu chứng toàn thân của ung thư phổi không đặc hiệu, bao gồm:
– Mệt mỏi.
– Chán ăn.
– Gầy sút.
– Khàn tiếng.
– Xuất hiện hạch cổ.
Ngoài ra, có một số hội chứng bạn cần chú ý là:
– Hội chứng Pancoast – Tobias: đau hoặc ù tai, chứng sụp mí mắt, giảm tiết mồ hôi,…
– Hội chứng Claude – Bernard – Horner: sụp cơ nâng mi, hẹp khe mắt, đồng tử co, đỏ bừng mặt, đau nửa đầu.
– Hội chứng cận u.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 4 cách tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến
Sụt cân không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn có thể là cảnh báo ung thư ghé thăm
3. Những đối tượng thuộc diện dễ mắc ung thư phổi
Ung thư phổi có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như:
– Môi trường.
– Chế độ ăn uống.
– Khói thuốc lá.
– Nhiễm độc nước, không khí.
– Tính chất công việc.
– Các yếu tố khác: di truyền, các bệnh lý viêm mạn tính, virus HIV.
Trong các yếu tố trên, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Những người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 – 50 lần so với người khác. Những người không hút thuốc lá nhưng sống chung không gian với người hút thuốc và hít phải khói thuốc thụ động thì cũng có nguy cơ mắc cao.
Bên cạnh đó, người làm những công việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với các chất gây nên ung thư cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Một số chất gây ung thư phổi như là:
– Amiăng: rất phổ biến trong vật liệu xây dựng vì khả năng chống cháy và cách nhiệt tốt.
– Radon: chất phóng xạ được hình thành trong quá trình phân hủy đất và đá.
– Silica, kim loại nặng và hydrocacbon thơm đa vòng,…
Một sô bệnh lý nền như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…cũng là yếu tố dẫn tới ung thư phổi trong tương lai. Ngoài ra, nếu như trong gia đình có người thân mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với người khác.
4. Tầm soát ung thư phổi giúp dự phòng hiệu quả
4.1. Ý nghĩa của việc tầm soát bệnh ung thư phổi
Tầm soát phát hiện sớm ung thư là cách để phát hiện sự có mặt của khối u ở những người khỏe mạnh. Nhất là với những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
Thông qua việc sàng lọc chuyên sâu, ung thư được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn mầm mống mang lại cơ hội điều trị khỏi cho người bệnh. Bởi khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển thì điều trị trở nên khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Việc điều trị ở giai đoạn muộn chỉ ở mức giảm nhẹ triệu chứng, không thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa phù hợp với tình trạng hiện tại.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm phúc mạc sau mổ lấy thai?
Tầm soát ung thư phổi rất cần thiết với những người có nguy cơ mắc bệnh cao
4.2. Các bước tầm soát bệnh ung thư phổi
Hiện nay với tiến bộ y khoa vượt bậc, hoàn toàn không khó để chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi. Các phương pháp sàng lọc được sử dụng bao gồm:
– Chụp X-quang phổi thẳng – nghiêng: Kiểm tra sơ bộ tình trạng tim phổi ở mức cơ bản. Kết quả chụp X – quang có thể nhìn thấy các khối u với kích thước nhỏ (dưới 1cm), từ đó bác sĩ sẽ chỉ định sàng lọc chuyên sâu thêm.
– Chụp CT phổi: Được đánh giá cao trong hỗ trợ đắc lực tìm ra ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Hình ảnh chụp là hình ảnh chi tiết và 3D của phổi, cho phép nhìn rõ hơn khối u và vị trí của chúng. Ngoài ra phương pháp này cũng cho phép phát hiện các vị trí di căn từ ung thư phổi sang cơ quan khác trong cơ thể.
– Nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang: Nhằm phát hiện sớm tổn thương niêm mạc phế quản, sau đó sinh thiết xác định xem có tế bào ung thư hay không.
– Tìm các chất chỉ điểm khối u trong máu như SCC, CEA, Cyfra 21-1,..
Nếu nhận thấy mình thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi, mỗi người cần chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ. Đặc biệt cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường, dù là nhẹ nhất. Nếu còn bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn kịp thời nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.