Nếu có thể xác định tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi có thể giúp bệnh nhân chuẩn bị trước nhiều yếu tố, từ đó thay đổi lối sống và chăm sóc cơ thể và điều trị bệnh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin về tỷ lệ sống của bệnh và những thông tin quan trọng về cách nâng cao chất lượng sống.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi
1. Sơ lược về bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý ung thư phổ biến đứng đầu trong nhóm bệnh ung thư. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi rất cao và thuộc nhóm ba bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất(cùng ung thư gan và ung thư dạ dày).
Ung thư phổi là một trong số những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm ở nước ta
Bệnh đa số không có nhiều triệu chứng trong thời gian đầu khởi phát mà sẽ có những dấu hiệu rõ ràng hơn khi bệnh tiến đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên, ung thư phổi nếu được phát hiện muộn có thể dẫn tới nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Bệnh ung thư phổi có thể sống được bao lâu và làm thế nào để có thể kéo dài tuổi thọ khi không may mắc căn bệnh ung thư này? Những câu hỏi trên sẽ được chuyên gia giải đáp dưới đây.
2. Tìm hiểu về thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi
2.1 Những yếu tố tác động tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi
Thời điểm người bệnh phát hiện ra tế bào ung thư
Mức độ ác tính của tế bào ung thư phổi thế nào sẽ quyết định thời gian sống của người bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu. Thực tế để có thể điều trị ung thư phổi với mức độ phân chia cao thì mức độ ác tính của bệnh thấp. Ngược lại nếu mức độ phân chia tế bào thấp thì độ ác tính của bệnh lại cao.
Nếu bệnh nhân được phát hiện trong giai đoạn sớm khi tế bào ung thư chưa di căn thì có thể điều trị phẫu thuật để kéo dài sự sống.
Nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh trong giai đoạn muốn(từ giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối) thì thường đã bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Lúc này, việc điều trị có thể trở nên khó khăn hơn bởi tình trạng di căn, khả năng phẫu thuật tương đối thấp hoặc không thể phẫu thuật.
Thời điểm này, bệnh nhân cũng không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn mà sẽ điều trị để duy trì và nâng cao chất lượng sống. Các phương pháp thường được chỉ định trong giai đoạn này bao gồm: xạ trị hoặc hóa trị.
Sức khỏe hiện trạng của người bệnh
Nếu tiên lượng của người bệnh tốt có thể sống trong thời gian dài và nếu tiên lượng xấu thì có thời gian sống ngắn hơn. Bởi thể trạng tốt có thể giúp người bệnh đáp ứng điều trị tốt hơn, hiệu quả điều trị cũng tăng.
Tìm hiểu thêm: Ung thư cổ tử cung giai đoạn III có chữa khỏi không?
Bác sĩ có thể đánh giá tiên lượng của người bệnh thông qua thể trạng sức khỏe nền
Thay đổi thói quen xấu
Bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện và trong quá trình điều trị bệnh tuyệt đối không được hút thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu quả điều trị. Nếu tiếp tục hút thuốc có thể dẫn tới đẩy nhanh quá trình di căn của bệnh, đồng thời người bệnh cũng không nên uống rượu.
Bên cạnh đó, thói quen thức khuya và chủ quan không thăm khám sức khỏe khi có bất thường có thể dẫn tới ung thư hình thành và phát triển nhanh chóng mà nhiều người không hề hay biết. Điều này cũng góp phần khiến cho bệnh ung thư được phát hiện muộn hơn dẫn tới việc điều trị gặp nhiều khó khăn so với bệnh khi được phát hiện sớm.
2.2 Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi cụ thể thế nào?
Bệnh nhân ung thư phổi tiến triển nếu được chẩn đoán giai đoạn cuối, thường có thể duy trì sự sống khoảng 3-6 tháng.
Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu tiên lượng khá tốt và thường có tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ khoảng 44,5%.
Việc phát hiện sớm ung thư và điều trị càng sớm càng giảm độ khó trong điều trị và đem lại hiệu quả tốt hơn, từ đó kéo dài sự sống lâu hơn.
3. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, duy trì sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi
3.1 Những lưu ý tổng quan để duy trì sự sống, tăng hiệu quả điều trị ung thư
Để phòng tránh và ngăn chặn sớm bệnh ung thư từ đó đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần thường xuyên để ý tới sức khỏe của bản thân và khi thấy những dấu hiệu khả nghi thì cần thăm khám để nắm bắt cơ hội điều trị tốt nhất.
Điều quan trọng nhất là người bệnh cần lắng nghe mọi sự thay đổi của cơ thể, dù là những bất thường nhỏ nhất để kịp thời phát hiện ra. Đồng thời bạn cũng cần thay đổi những thói quen có hại cho sức khỏe và lưu ý chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để phòng tránh bệnh tốt nhất.
3.2 Những lưu ý về ăn uống để duy trì sự sống, tăng hiệu quả điều trị ung thư
Bệnh nhân ung thư phổi cần tránh những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi không chỉ gây kích thích tiêu hóa mà còn làm cho những tế bào ung thư trở nên ác tính hóa nhanh hơn.
>>>>>Xem thêm: Một số triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn khởi phát
Bệnh nhân ung thư phổi nên hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ
Nên duy trì chế độ ăn uống thanh đạm và lựa chọn những thực phẩm có lơi cho sức khỏe với nguồn chất dinh dưỡng phong phú để bồi bổ và nâng cao sức đề kháng.
Đồng thời, người bệnh cũng nên ăn nhiều hoa quả và trái cây tươi bởi chúng rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, người bệnh ung thư phổi nên ăn nhiều bông cải xanh, trong bông cải xanh chứa nhiều selenium giúp chống ung thư.
Nếu đang trong quá trình điều trị ung thư phổi, người bệnh cần xây dựng và thiết lập những thói quen tốt và không nên thức khuya, vận động quá sức tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, bạn cần luôn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để khám bệnh ngay khi có dấu hiệu lạ.
Hi vọng những thông tin về tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi trên đây có thể giúp người bệnh và người thân có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này và thời gian sống của bệnh. Tuy nhiên, thời gian sống của ung thư phổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mỗi người bệnh cần lạc quan, tích cực điều trị để có được kết quả khả quan nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.