Trước đó bệnh nhân đã thăm khám ở nhiều nơi khác nhau nhưng đều bị từ chối, khuyên nên chấp nhận sống chung vì không thể loại bỏ hoàn toàn sỏi san hô ở thận có hình dáng như củ gừng to đến 7cm trong thận phải.
Bạn đang đọc: Hành trình 5 ngày loại bỏ “củ gừng” mọc trong thận
Hình ảnh khối sỏi “khổng lồ” 7cm trong thận phải của bệnh nhân L.Đ.Thanh (62 tuổi, Hà Nội).
Bệnh nhân L.Đ.Thanh (62 tuổi) tìm đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với tình trạng rất phức tạp. Phim chụp CT cho thấy thận tráiphải có sỏi to, kích thước 7 cm, sỏi phân nhánh, lấp kín các đài bể thận. Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc – Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện Thu Cúc) xác định đây là loại sỏi san hô rất hiếm gặp, đặc biệt kích thước rất lớn. Bình thường sỏi thận khoảng 2cm đã được xếp vào loại to nhưng sỏi của bệnh nhân Thanh lớn hơn gần nhiều lần. Tiền sử 2 lần mổ lấy sỏi cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nếu tiếp tục mổ mở để lấy sỏi như trước đây, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, chưa kể vết mổ dính cũng sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên nếu không điều trị sỏi sẽ tàn phá các nhu mô thận, làm mất chức năng thận, có thể phải cắt thận.
Quyết định “cân não” để cứu lấy quả thận cho người bệnh
Sau khi cân nhắc bác sĩ Phạm Huy Huyên lựa chọn tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ. Đây là một trong những đột phá của công nghệ tán sỏi, xử lý sạch những loại sỏi to phức tạp thay thế hoàn toàn cho phương pháp mổ mở. Đặc biệt là rất phù hợp với tình trạng của bệnh nhân L.Đ.Thanh. Vì phương pháp này ít xâm lấn, chỉ rạch một chấm nhỏ (5mm) để mở đường hầm vào đến thận nơi có sỏi và sau đó bắn vỡ sỏi thành những mảnh rất nhỏ nhờ laser công suất cao, tiếp tục sử dụng áp lực chân không hút các mảnh sỏi vỡ vụn ra ngoài. Như vậy bệnh nhân không phải chịu thêm một đường rạch da dài vài cm và tổn hại nặng nề như khi mổ mở nhưng bác sĩ vẫn tiếp cận được trực tiếp với sỏi để xử lý tận gốc.
- Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên và ekip đang xem lại phim chụp trước khi tiến hành tán sỏi.
Lo lắng duy nhất lúc này là có thể phải tán nhiều lần mới làm sạch sỏi hoàn toàn vì kích thước quá lớn. Để đảm bảo an toàn, giảm bớt số lần tán, bác sĩ cùng ekip đã lên kế hoạch chặt chẽ. Một mặt phải cố gắng mỗi lần tán loại bỏ được càng nhiều phần sỏi càng tốt nhưng đảm bảo không được vượt quá 2 tiếng (quy định thời gian tối đa của một ca tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ). Một mặt phải có chế độ chăm sóc hậu phẫu để người bệnh phục hồi nhanh chóng, không bị mất sức giữa các lần tán.
2 lần “lần theo đường hầm vào thận” và 2 túi sỏi kỷ niệm
Ngày 22/07 ca tán sỏi đầu tiên bắt đầu. Sau 2 tiếng, một nửa “củ gừng” – tảng sỏi san hô ở thận trái đã được loại bỏ. Lần tán sỏi tiếp theo được tiến hành sau đó 4 ngày. Lần này, bác sĩ Huyên cùng ekip đã xử lý thành công toàn bộ phần sỏi còn sót lại. Sang ngày thứ 5, bệnh nhân L.Đ.Thanh đã hoàn toàn tỉnh táo, các chỉ số sinh tồn ổn định, có thể tự đi lại, nói chuyện. Hai túi đựng vụn sỏi được bệnh nhân xin giữ lại làm kỷ niệm. Anh chia sẻ với mọi người rằng cuối cùng có thể thở phào nhẹ nhõm vì không còn lo sỏi thận nữa.
Tìm hiểu thêm: Một số bí quyết đơn giản cho bạn giấc ngủ ngon
- Tảng sỏi thận 7cm đã được làm sạch hoàn toàn sau 2 lần tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ.
Về phía đội ngũ các bác sĩ, đây là thành quả cho sự nỗ lực của cả ekip. “Rất vui khi người bệnh chỉ phải tán 2 lần đã sạch sỏi trong khi dự kiến ban đầu phải 3 lần”, bác sĩ Phạm Huy Huyên nói. Đặc biệt bác sĩ chỉ cần tạo 1 đường hầm duy nhất nhưng vẫn tán được toàn bộ tảng sỏi ở các vị trí bể thận, đài trên và đài dưới. Trong khi đó với các trường hợp sỏi san hô kích thước lớn như thế này thông thường sẽ phải làm 2 đường hầm.
Vậy là sau 5 ngày tảng sỏi “khổng lồ” tưởng chừng vô phương cứu chữa cũng được tán sạch, bệnh nhân xuất viện với tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định.
>>>>>Xem thêm: Chỉ số AFP bình thường là bao nhiêu? AFP tăng có ý nghĩa gì?
- 2 túi chứa đầy sỏi tán vụn từ tảng sỏi thận “khổng lồ” được bệnh nhân treo ở giường.
Qua trường hợp sỏi thận đặc biệt này, bác sĩ Phạm Huy Huyên có lời khuyên tới những người đã có tiền sử sỏi. Quan trọng nhất là phải thăm khám và xử lý sớm sỏi. Càng điều trị sớm thì càng đơn giản và nhanh chóng. Đừng chủ quan, chờ cho tới khi sỏi lớn, gây biến chứng mới bắt đầu tìm đến bệnh viện.
Xem video câu chuyện về hành trình dọn sạch sỏi thận “khổng lồ” của bệnh nhân Thanh:
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.