Cách điều trị viêm xoang: điều trị đúng bệnh, đúng người

Cách điều trị viêm xoang được thực hiện trên cơ sở phân loại đúng bệnh, phù hợp với triệu chứng, thể trạng của người bệnh. Chính vì thế, nhận biết và phân loại viêm xoang, cập nhật các cách chữa xoang tương ứng là điều cần thiết với mỗi chúng ta. Cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh xoang và có cho mình cách xử trí phù hợp khi bắt gặp bệnh lý này trong đời sống.

Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm xoang: điều trị đúng bệnh, đúng người

1. Phân loại viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc trong hệ thống xoang, gây ứ dịch, tắc lỗ thông xoang. Đây là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến ở nước ta, thường gặp sau các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp như viêm mũi, viêm họng, cảm cúm,… Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và dễ gặp như: vi khuẩn, virus, nấm, tình trạng dị ứng, cấu trúc bất thường mũi xoang, vấn đề nội tiết,…

Viêm xoang điển hình với cảm giác đau nhức tại các vị trí xoang, sưng nề vùng mặt, tắc ngạt mũi, chảy dịch mũi, khứu giác giảm,… Khi phân loại viêm xoang, chúng ta thường dựa trên vị trí viêm nhiễm của xoang hoặc trên diễn tiến bệnh lý.

Cách điều trị viêm xoang: điều trị đúng bệnh, đúng người

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến, dễ bắt gặp trong đời sống

1.1. Phân loại trên tình trạng bệnh

Dựa trên biểu hiện, tình trạng, diễn tiến bệnh lý, viêm xoang được chia thành hai loại là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
– Viêm xoang cấp: là tình trạng viêm xoang trong khoảng 4 tuần đổ lại, thường có thể điều trị sớm và hiệu quả bằng các hình thức nội khoa.
– Viêm xoang bán cấp: thời gian xảy ra các triệu chứng xoang bị viêm kéo dài trong khoảng 4 đến 12 tuần.
– Viêm xoang mạn tính: triệu chứng xoang kéo dài trên 12 tuần. Tình trạng viêm xoang mạn thường khó điều trị, có thể cần kết hợp việc dùng thuốc và phẫu thuật nhằm loại bỏ viêm nhiễm ở các ổ thông xoang.

1.2. Phân loại trên vị trí viêm

Chúng ta có 4 cặp xoang tương ứng các vị trí trước sau, từ đó, phân loại viêm xoang theo vị trí có các thể dựa trên từng vị trí này hoặc là tổng hợp của các vị trí liền kề:

1.2.1. Viêm xoang sàng

Vị trí xoang sàng là các hốc nhỏ nằm giữa mũi và mắt, có kích thước nhỏ nhất trong các xoang, rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm xoang sàng gồm các thể: sàng trước, sàng sau hoặc viêm nhiễm cả hai xoang sàng. Dựa theo dòng chảy dịch nhày khi nội soi, các bác sĩ có thể phân loại viêm xoang sàng cụ thể và chi tiết hơn.

1.2.2. Viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là tình trạng viêm các xoang ở khu vực hai bên má. Đây là xoang có kích thước lớn nhất trong hệ thống xoang. Bệnh lý thường có liên quan đến các vấn đề răng miệng, đau nhức hai bên má, dịch mũi, chảy mũi,… Bệnh cũng có liên quan đến những biến chứng như áp xe ổ mắt dễ nhận thấy.

1.2.3. Viêm xoang trán

Đây là tình trạng viêm ở các xoang thuộc khu vực xương trán, cao nhất trong các xoang mặt. Viêm xoang trán dễ nhận biết với tình trạng đau nhức vùng trên ổ mắt, chân mày, chảy dịch mủ nhiều và thường ảnh hưởng đến mắt.

1.2.4. Viêm xoang bướm

Vị trí dưới sàng sọ và sâu nhất trong khoang mũi là các xoang bướm. Viêm xoang bướm thường kèm cảm giác nghẹt mũi, chảy dịch mũi, đau vùng đỉnh đầu và lan ra sau gáy, thường gây hôi miệng, sốt, viêm nhiễm lân cận. Khi viêm xoang bướm, người bệnh có thể mất khứu giác, mờ mắt,… Đây cũng là hệ thống xoang có triệu chứng viêm nhiễm nghèo nàn, khó khăn trong chẩn đoán bệnh.

1.2.4. Viêm đa xoang

Viêm đa xoang là tình trạng viêm tại nhiều vị trí xoang, thường do tình trạng lây nhiễm và lan ổ viêm từ xoang này sang các xoang khác. Bên cạnh đó, các yếu tố như dị ứng, cấu trúc mũi xoang bất thường, sức đề kháng,… cũng là nguyên nhân khiến viêm đa xoang dễ hình thành. Khi viêm đa xoang, dịch mũi người bệnh xanh hoặc vàng, số lượng nhiều. Tình trạng đau đầu, xung quanh mắt, đỉnh đầu, sau gáy cũng rất thường xuyên. Viêm đa xoang ảnh hưởng đến khả năng khứu giác và dễ kèm theo tình trạng đau, viêm họng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì

Cách điều trị viêm xoang: điều trị đúng bệnh, đúng người

Hệ thống xoang theo vị trí chức năng

2. Điều trị viêm xoang

Việc điều trị viêm xoang thường được dựa trên cách phân loại theo diễn tiến bệnh. Bên cạnh đó, điều trị còn dựa vào những triệu chứng thực thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chẩn đoán vị trí xoang viêm cũng là điều cần thiết để điều trị phòng ngừa biến chứng. Các hình thức nội khoa thường được ưu tiên áp dụng khi chữa viêm xoang cho người bệnh. Trong trường hợp viêm xoang mạn tính, viêm xoang do dị hình cấu trúc hoặc viêm xoang tái phát nhiều lần không khỏi, việc phẫu thuật là chỉ định cần thiết mà các bác sĩ đưa ra.

2.1. Cách điều trị viêm xoang với kháng sinh

Hiện nay, tỉ lệ viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Do đó, trong quá trình điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn cấp, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh và cân nhắc việc người bệnh có dùng thuốc kháng sinh 4-6 tuần nay không để lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Việc điều trị kháng sinh với bệnh nặng có thể 10 -14 ngày. Căn cứ vào một số đặc điểm của người bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc các thuốc phù hợp khi kê đơn:

– Với thể trung bình và thời gian gần đây không dùng kháng sinh có hoặc không dị ứng với β-Lactam.
– Với người dùng kháng sinh gần đây hoặc tình trạng bệnh chưa nguy hiểm có hoặc không dị ứng với β-Lactam
– Dựa theo tác nhân gây bệnh là S.Pneumonia, Haemophilus SPP hay Moraxella Catarrahalis, kháng sinh đường uống sẽ tương ứng với các loại khác nhau

– Điều trị tại mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương, dùng xịt corticoid tại mũi, điều trị triệu chứng xoang, phòng tránh biến chứng với thuốc xịt thời gian ngắn.

2.2. Thông mũi, corticoid toàn thân và các liệu pháp cần thiết khác

– Corticoid toàn thân nhằm chống viêm nhưng sẽ được chỉ định giới hạn về thời gian, liều lượng nghiêm ngặt.
– Sử dụng các thuốc thông mũi, tan nhầy nhằm giảm triệu chứng bệnh
– Thuốc đối kháng thụ thể và kháng sinh chống viêm cần thiết.

2.3. Điều trị dị ứng

Với thể viêm xoang dị ứng, cần kiểm soát dị ứng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Cách điều trị viêm xoang: điều trị đúng bệnh, đúng người

>>>>>Xem thêm: Polyp mũi ở trẻ em: Kiến thức dành cho các bậc phụ huynh

Thăm khám, xác định đúng tình trạng bệnh để điều trị viêm xoang đúng cách

2.4. Cách điều trị viêm xoang với biện pháp phẫu thuật

Sau khoảng 4-6 tuần điều trị bằng thuốc không có kết quả, người bệnh sẽ được cân nhắc, chỉ định phẫu thuật. Tình trạng biến chứng tổn thương niêm mạc, tắc phức hợp lỗ ngách cần cân nhắc sớm chỉ định này. Việc phẫu thuật nội soi được đề xuất với các trường hợp như:
– Vị trí lỗ thông mũi xoang không bình thường nhưng được quan sát rõ ràng
– Chít hẹp tại các lỗ ngách
– Xoang bị tổn thương khó phục hồi, chức năng lông chuyển bị ảnh hưởng.

Bên cạnh phẫu thuật nội soi, trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể cần dùng phẫu thuật xoang mở để sinh thiết xoang, mở lỗ dẫn lưu,… Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định phẫu thuật theo thực tế bệnh trạng của người bệnh.

Nhận định:

Có thể nói, viêm xoang là bệnh lý thường gặp nhưng nhiều phức tạp. Bệnh khi không được điều trị phù hợp, có thể gây lây nhiễm viêm tới các cơ quan hô hấp, đồng thời có những biến chứng nguy hiểm như: viêm ổ mắt, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, tắc tĩnh mạch xoang hang,… Do đó, với người bệnh, cần nhận định tình trạng viêm xoang, thăm khám sớm để các bác sĩ xác định đúng thể bệnh và điều trị đúng cách. Cách điều trị viêm xoang theo thể bệnh có thể kéo dài nhiều ngày tháng, tuy vậy, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc phù hợp, điều trị biến chứng hoặc phẫu thuật và chăm sóc phục hồi theo hướng dẫn riêng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *