Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được một số kiến thức về bệnh ung thư tuyến giáp. Từ đó có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Bệnh ung thư tuyến giáp và cách phòng ngừa
1. Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư tuyến giáp
1.1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính được hình thành từ tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến giáp. Bệnh lý này bao gồm 4 dạng:
– Ung thư tuyến giáp thể nhú: Loại ung thư phổ biến nhất chiếm hơn 70% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Loại ung thư này thường phát triển không quá nhanh, không lan nhanh tới các mô xung quanh.
– Ung thư tuyến giáp thể nang: Thể ung thư này chiếm từ 10 -15% các trường hợp ung tuyến giáp. Ung thư thể nang có thể đi qua dòng máu và vào các khu vực của cơ thể.
– Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm 4% các trường hợp của ung thư tuyến giáp. Có nhiều khả năng phát triển nếu trong gia đình đã có người từng mắc loại ung thư này.
– Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Là loại ung thư rất hiếm, chiếm khoảng 2% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Đây là một thể ung thư phát triển nhanh và lan nhanh chóng tới các mô xung quanh. Tỷ lệ điều trị thể này có hiệu quả thấp hơn so với 3 loại trên.
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính được hình thành từ tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến giáp
1.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp
Các yếu tố di truyền
Có khoảng 5 – 10% trường hợp ung thư tuyến giáp có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh lý ung thư tuyến giáp, nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác trong gia đình sẽ cao hơn so với những người không có tiền sử bệnh này.
Do làm việc trong môi trường có các chất gây ung thư
Các chất gây ung thư như xạ ion, thuốc trừ sâu, thuốc lá, cồn và một số chất hóa học khác có thể gây ra bệnh lý ung thư tuyến giáp. Việc tiếp xúc với các chất này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiền sử bệnh lý của tuyến giáp
Các bệnh lý của tuyến giáp như viêm tuyến giáp mạn tính, động kinh tuyến giáp hay tăng hoạt động của tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn thiếu i – ốt
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, thiếu i-ốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các khối bướu giáp đơn thuần cũng như là ung thư tuyến giáp.
Giới tính, tuổi tác và sự thay đổi hormone
Người mắc bệnh lý này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và hiện đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi dưới 20. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới 3 – 4 lần. Bởi hormone đặc thù ở nữ giới và quá trình mang thai đã kích thích hình thành bướu ở tuyến giáp.
1.3. Bệnh ung thư tuyến giáp có thể nhận biết qua chứng dấu hiệu nào?
Thay đổi về cơ thể
– Một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư tuyến giáp là sự thay đổi về cơ thể.
– Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và sụt cân không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, da bạn cũng có thể trở nên khô và xù xì. Tóc và móng tay cũng có thể bị yếu, gãy dễ dàng hơn.
Thay đổi về cảm xúc
– Bệnh lý ung thư tuyến giáp cũng có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc. Bạn có thể trở nên bồn chồn, lo lắng và khó chịu hơn.
– Ngoài ra, bạn cũng có thể bị mất ngủ và khó tập trung vào công việc.
Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt
– Ở phụ nữ, ung thư tuyến giáp có thể gây ra các thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.
– Chu kỳ có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.Có thể bị bất thường về lượng máu ra trong mỗi kỳ kinh.
Nếu không phát hiện kịp thời ở giai đoạn sớm, bệnh có thể gây ra những hiểu hiện như:
– Khối u to, cố định ở trước cổ.
– Khó nuốt hoặc nuốt vướng do khối u chèn vào thực quản.
– Khàn tiếng, khó thở do khối u chèn ép vào dây thanh quản, khí quản.
– Da vùng cổ bị thâm hoặc loét, chảy máu.
Tìm hiểu thêm: Kiến thức về phương pháp tầm soát ung thư vú khi mang thai
Có nhiều biểu hiện để nhận biết bệnh lý ung thư tuyến giáp
2. Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp
2.1. Hạn chế tiếp xúc các chất nguy hiểm trong môi trường làm việc
Thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại gây biến đổi gen, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể. Do vậy cần hạn chế tiếp xúc với bức xạ trong môi trường sống như sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy hạt nhân… Khi làm việc trong môi trường này cần bảo hộ đúng cách.
2.2. Lưu ý khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường
Nếu cơ thể bỗng xuất hiện các biểu hiện lạ như mệt mỏi, tăng cân đột ngột, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, khàn giọng, khó nuốt… nên thực hiện kiểm tra sớm.
2.3. Tự kiểm tra vùng cổ tại nhà
Hoạt động tự kiểm tra vùng cổ tại nhà rất đơn giản có thể tự thực hiện được. Nên đứng trước gương, ngửa cổ ra sau và dùng tay sờ khu vực cổ xem có biểu hiện bất thường hay không. Kiểm tra cổ thường xuyên có thể giúp phát hiện kịp thời các khối u bất thường
2.4. Chế độ nghỉ ngơi khoa học và ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ
– Duy trì chế độ ăn uống ít chất béo, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Cần bổ sung rau xanh, trái cây và chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày.
– Đồng thời bổ sung muối i-ốt, sử dụng các thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sản. Sử dụng các loại thực phẩm giàu magie tốt cho tuyến giáp.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng hợp lý và góp phần phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý ung thư tuyến giáp.
2.5. Thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học hơn cần kết hợp với việc tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm. Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và can thiệp điều trị bệnh kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng u nang buồng trứng xoắn là gì chị em đã biết chưa?
Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh và chủ động tầm soát sức khoẻ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về bệnh lý ung thư tuyến giáp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn sức khỏe ngay bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.