Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, mọc răng là giai đoạn quan trọng mà phụ huynh cần đặc biệt quan tâm. Trong các răng vĩnh viễn mọc đợt đầu, răng số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai, có vai trò đáng kể trong ăn nhai và hỗ trợ phát âm. Vậy, răng số 7 mọc khi nào? Bài viết này của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm mọc răng số 7, giúp phụ huynh chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện này.
Bạn đang đọc: Răng số 7 mọc khi nào, chuyên gia giải đáp
Hàm răng của một người trưởng thành bình thường có tổng cộng 32 chiếc, được chia thành nhiều loại khác nhau để thực hiện nhiều chức năng khác nhau, như cắt, xé, nghiền và xay nhuyễn thức ăn. Cụ thể, có 8 răng cửa giúp cắt thức ăn, 4 răng nanh có chức năng xé thức ăn và 20 răng hàm, trong đó bao gồm 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn (kể cả 4 răng khôn) giúp nghiền và xay nhuyễn thức ăn. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25 và đôi khi cần được nhổ bỏ nếu chúng mọc một cách bất thường, gây đau nhức và các vấn đề nha khoa khác Trẻ em chỉ có 20 răng sữa, bao gồm răng cửa, răng nanh và răng hàm, phản ánh sự khác biệt trong chế độ ăn và nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn đầu đời so với các giai đoạn sau.
Hàm răng của một người trưởng thành bình thường có tổng cộng 32 chiếc.
1. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Răng số 7 mọc khi nào?
1.1. Đặc điểm của răng số 7
Răng số 7, hay răng hàm lớn thứ hai, là răng vĩnh viễn gần như mọc cuối cùng trong quá trình thay răng của trẻ em. Chúng nằm ở cả hai hàm và có vai trò quan trọng trong việc nghiền và xay nhuyễn thức ăn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Về cấu tạo, răng hàm lớn thứ hai có hai hoặc ba đỉnh, giúp chúng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ nghiền và xay nhuyễn thức ăn của mình. Vì là răng vĩnh viễn cuối cùng mọc, nó đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển răng miệng của trẻ và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng hay viêm nướu.
1.2. Răng số 7 mọc khi nào?
Răng số 7 thường bắt đầu mọc khi trẻ từ 12 đến 13 tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian ước lệ và có thể khác nhau tùy từng trẻ. Răng số 7 có thể mọc sớm hoặc muộn phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể.
2. Dấu hiệu nhận biết răng số 7 mọc
Khi răng số 7 bắt đầu mọc, trẻ có thể có một số triệu chứng dưới đây:
– Đau nhức vùng răng số 7: Trẻ có thể cảm thấy đau nhức ở khu vực răng đang mọc. Cơn đau nhức có thể lan ra các vùng xung quanh như tai, hàm và cổ.
– Sưng nướu: Cùng với cảm giác đau nhức, tình trạng sưng nướu xung quanh răng đang mọc cũng xuất hiện. Trẻ có xu hướng cắn hoặc ngậm đồ chơi hoặc ngón tay để giảm cảm giác khó chịu tại nướu.
– Tăng tiết nước bọt: Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể chảy nhiều nước bọt hơn bình thường.
– Cáu kỉnh: Do đau nhức, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh hơn.
– Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ có thể ăn ít hoặc không ăn do khi nhai, cảm giác đau nhức của trẻ gia tăng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm mọc răng?
Trẻ có thể cảm thấy đau nhức ở khu vực răng đang mọc; cơn đau nhức có thể lan ra các vùng xung quanh như tai, hàm và cổ.
Các dấu hiệu trên là phổ biến và thường không đáng lo, nhưng nếu bố mẹ thấy trẻ đau nhức nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, nổi hạch…, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nha khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi răng số 7 mọc
Khi răng số 7 bắt đầu mọc, chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng để giúp trẻ hạn chế cảm giác đau nhức cũng như dự phòng các vấn đề sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc có thể áp dụng tại thời điểm này:
– Vệ sinh răng miệng: Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, bao gồm đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Sử dụng kem đánh răng chứa flour để củng cố men răng và bàn chải lông mềm để không làm tổn thương nướu đang sưng.
– Giảm đau và sưng: Nếu trẻ cảm thấy đau nhức, bố mẹ có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước lạnh và chườm nhẹ lên khu vực răng đang mọc để giảm đau. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các đồ chơi nướu dành cho trẻ em được làm mát trong tủ lạnh để giúp giảm sưng nướu. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho trẻ, nếu các biện pháp giảm đau và sưng đó không hiệu quả.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng số 7, bố mẹ cho trẻ ăn thực phẩm mềm để tránh làm gia tăng cảm giác đau nhức cho trẻ khi nhai. Thực phẩm như cháo, súp và nước sinh tố là những lựa chọn tốt. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm cứng hoặc dính như kẹo cao su, kẹo dẻo và các loại bánh quy, vì chúng có thể làm gia tăng cảm giác đau nhức khi nhai cho trẻ.
– Thăm khám định kỳ với bác sĩ nha khoa: Cho trẻ thăm khám định kỳ với bác sĩ nha khoa để theo dõi sự phát triển của răng và sức khỏe răng miệng. Bác sĩ nha khoa có thể cung cấp thêm lời khuyên hoặc điều trị nếu cần.
>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa sai lầm khiến bọc răng sứ thất bại
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, bao gồm đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
Chăm sóc răng miệng cẩn thận trong giai đoạn răng số 7 mọc không chỉ giúp trẻ hạn chế cảm giác khó chịu khi răng mọc mà còn góp phần dự phòng các vấn đề răng miệng trong tương lai.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi răng số 7 mọc khi nào? Theo đó, răng số 7 gần như là răng vĩnh viễn cuối cùng mọc trong quá trình thay răng của trẻ, tức chúng mọc khi trẻ từ 12 đến 13 tuổi. Hiểu về thời điểm và các yếu tố liên quan đến sự mọc của răng số 7 giúp phụ huynh chuẩn bị tốt hơn trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nha khoa để có lời khuyên phù hợp nhất, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.