Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự hình thành các bệnh lý cuả chúng ta. Nhiều người có triglyceride cao băn khoăn không biết liệu chỉ số triglyceride cao nên ăn gì và kiêng những gì để chúng sớm ổn định và trở lại bình thường. Bài viết sau đây sẽ gợi ý một số loại thực phẩm mà người có hàm lượng triglyceride trong máu cao nên ăn và hạn chế không nên ăn.
Bạn đang đọc: Người có triglyceride cao nên ăn gì?
Triglyceride là gì?
Cơ thể tích tụ triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số triglyceride cao và gây hại cho cơ thể.
Triglyceride là một loại chất béo trung tính có nguồn gốc từ glyxêrin và 3 axit béo, có trong dầu thực vật và mỡ động vật. Triglyceride sau khi được hấp thụ qua thức ăn sẽ được đưa đến phần ruột non sau đó phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng và di chuyển trong mạch máu dưới dạng năng lượng tế bào đến các cơ quan trong cơ thể.
Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích tụ triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Do đó người có hàm lượng triglyceride cao còn được gọi là người có mỡ máu cao hay bệnh mỡ máu cao. Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, bạn nên khám định kỳ tổng quát hàng năm. Việc này giúp bạn đề phòng được những rủi ro mà mình hoàn toán có thể phòng tránh được.
Các thực phẩm người có triglyceride cao “NÊN” ăn
Chất xơ và vitamin
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm bổ dưỡng giúp trẻ tăng cân đều đặn
Người có triglycerid cao nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin như trong rau xanh, hoa quả,
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả. Ngoài ra, người có triglyceride cao cũng cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol.
Một số thực phẩm giàu chất xơ và vitamin tốt cho người có triglyceride cao nên ăn như:
- Rau xanh
- Giá đỗ
- Hoa quả: Táo, nấm hương và hành tây,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Dầu cá
Các loại dầu cá như Omega 3, Omega 6 giúp làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Vì vậy người có triglyceride cao nên ăn cá 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu olive, dầu lạc thay cho mỡ.
Các loại thịt trắng
Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều hàm lượng chất béo.
Các thực phẩm người có triglyceride cao HẠN CHẾ ăn
Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, mì ống…là nguồn năng lượng chính trong cơ thể. Những thực phẩm này được chuyển hóa thành đường khi chúng đến hệ tiêu hóa. Quá nhiều thực phẩm tinh bột có thể dẫn tới dư thừa đường trong hệ tiêu hóa và cuối cùng là gây ra tình trạng triglyceride máu cao. Do vậy cần phải giảm bớt lượng tinh bột để kiểm soát mỡ máu.
Dừa
Lợi ích sức khỏe của dừa đã được biết đến từ lâu. Nhưng dừa chứa nhiều chất béo bão hòa. Bạn không cần tránh dừa hoàn toàn nhưng nên hạn chế sử dụng cho đến khi lượng mỡ máu được kiểm soát.
Mật ong
Những loại thực phẩm như mật ong có chứa hàm lượng đường cao. Do vậy, nếu có chỉ số triglycerid cao, bạn nên cân nhắc ngừng hoặc ít nhất là giảm lượng mật ong sử dụng.
Chất béo bão hòa
>>>>>Xem thêm: Siêu âm 4d giá bao nhiêu? cần lưu ý điều gì khi đi siêu âm
Các loại thịt nhiều chất béo người có triglycerid cao cũng không hoặc hạn chế ăn vì chúng có thể làm tăng triglycerid trong máu và gây hại cho cơ thể.
Bơ, các sản phẩm sữa nhiều chất béo, thịt đỏ…chứa nhiều chất bẽo bão hòa có thể làm tăng đáng kể lượng triglycerid trong cơ thể, vì vậy cần tránh những thực phẩm này.
Đồ nướng
Mỡ máu cao có thể được giảm nếu tránh những thực phẩm nướng vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa.
Thịt nhiều chất béo
Nên tránh xa những loại thịt chứa nhiều chất béo như xúc xích, thịt xông khói,…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.