Úp (bọc, chụp) răng sứ có phải mài răng, có tác dụng phụ,…? – Rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề này mà hầu hết chúng ta không có ai để tham khảo chính xác. Nếu bạn cũng đang băn khoăn và muốn tìm hiểu việc úp răng sứ, đừng quên cùng TCI tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về quy trình úp sứ và khám phá thêm những băn khoăn về phương pháp này nhé.
Bạn đang đọc: Quy trình úp răng sứ và những điều cần biết
src1. Những thông tin cơ bản về việc úp răng sứ
src1.1. Úp răng sứ là gì?
Úp răng sứ, hay còn gọi là chụp răng sứ/bọc răng sứ, là phương pháp phục hình nha khoa sử dụng mão sứ được chế tác từ vật liệu sứ cao cấp để chụp lên cùi răng thật đã được mài nhỏ. Mão sứ có màu sắc, kích thước và hình dạng giống như răng thật, giúp che đi khuyết điểm của răng thật và mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ, tự tin hơn.
Úp răng sứ có nhiều ưu điểm:
– Khôi phục tính thẩm mỹ: Răng sứ giúp che đi các khuyết điểm về màu sắc, hình dạng, kích thước của răng thật, mang lại cho chúng ta nụ cười tự nhiên.
– Bảo vệ răng thật: Mão sứ giúp bảo vệ cùi răng thật khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, axit, giúp răng chắc khỏe và bền bỉ hơn.
– Cải thiện chức năng ăn nhai: Úp răng sứ giúp cải thiện chức năng ăn nhai cho những người có răng yếu, sứt mẻ, gãy vỡ.
– Độ bền cao: Mão sứ có độ bền cao, có thể sử dụng trong 10-20 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
Răng sứ giúp mọi người có 1 hàm răng chắc khỏe hơn
src1.2. Úp răng sứ nên được thực hiện khi nào?
Những đối tượng dưới đây nên suy nghĩ về việc úp/bọc sứ như:
– Người có răng sậm màu, ố vàng, nhiễm Tetracycline nặng. Khi này, úp/bọc răng sứ có thể giúp che đi khuyết điểm về màu sắc, mang lại cho bạn nụ cười trắng sáng.
– Răng mẻ, sứt, gãy vỡ. Việc úp sứ lúc này nhằm phục hồi hình dạng và chức năng của răng
– Răng thưa hở nhẹ. Úp sứ với tình trạng răng này giúp thu hẹp khe hở giữa các răng, mang lại nụ cười đều đặn hơn.
– Răng mòn, ngắn. Khi đó, úp sứ giúp kéo dài và bảo vệ cùi răng
– Đã điều trị tủy răng. Phương pháp úp sứ giúp bảo vệ cùi răng khỏi các tác nhân gây hại.
Bên cạnh đó, những đối tượng có thể thực hiện úp sứ ngay nếu có đủ điều kiện: Đã điều trị khỏi hoặc không có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Một số người đã điều trị tủy răng cũng có thể thực hiện kỹ thuật này sớm.
src2. Quy trình úp sứ cho răng
Quy trình úp răng sứ bao gồm các bước chính sau:
src2.1. Khám và tư vấn
– Bác sĩ nha khoa sẽ khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang để đánh giá mức độ hư hại của răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và xác định phương pháp úp răng sứ phù hợp.
– Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại răng sứ khác nhau, ưu nhược điểm của từng loại, chi phí và thời gian thực hiện.
– Bạn nên trao đổi với bác sĩ về mong muốn về thẩm mỹ răng của bạn để bác sĩ lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất.
– Dựa trên các vấn đề từ quá trình thăm khám, kế hoạch điều trị sẽ được bác sĩ nha khoa lập ra và tư vấn cho người bệnh.
src2.2. Gây tê và mài răng
Thực hiện bằng cách:
– Làm sạch khoang miệng
– Gây tê tại chỗ
– Mài răng để tạo không gian cho mão sứ
– Loại bỏ các phần sâu hoặc hư hỏng (nếu có)
src2.3. Lấy dấu răng
– Bác sĩ sẽ lấy dấu răng chính xác bằng dụng cụ chuyên dụng để chế tác mão răng sứ. Tùy từng nha khoa, việc lấy dấu răng sẽ sử dụng công nghệ khác nhau.
– Quá trình lấy dấu răng thường diễn ra nhanh chóng và không gây khó chịu cho bạn.
Tìm hiểu thêm: Dán răng sứ veneer là gì? Cần lưu ý gì sau khi thực hiện?
Lấy dấu răng trước khi úp răng sứ
src2.4. Gắn răng tạm
Sau khi lấy dấu răng, bác sĩ sẽ gắn răng tạm thời lên răng thật của bạn để bảo vệ cùi răng và duy trì thẩm mỹ trong thời gian chờ đợi mão sứ chính thức được chế tác. Răng tạm thời được làm từ nhựa hoặc composite, có màu sắc và hình dạng tương tự như răng thật.
src2.5. Chế tác mão răng sứ
– Mão sứ được chế tác tại phòng lab nha khoa dựa trên dấu răng đã lấy.
– Quá trình chế tác mão răng sứ thường mất vài ngày.
src2.6. Gắn mão răng sứ
– Bác sĩ sẽ lấy bỏ răng tạm trước đó ra và vệ sinh cùi răng.
– Sau đó, bác sĩ sẽ gắn mão răng sứ lên cùi răng bằng keo dán nha khoa chuyên dụng.
– Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh mão răng sứ cho đến mão sứ có độ khít vừa vặn, màu sắc phù hợp và hình dáng cân đối với hàm răng của bạn.
– Sau cùng, bác sĩ cần tiến hành làm sạch khoang miệng trước khi hoàn thành quá trình úp sứ.
src2.6. Tái khám
Sau khi kết thúc việc úp mão răng, bạn cần chú ý lịch hẹn và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm kiểm tra tình trạng của mão răng sứ và sức khỏe răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Khám răng cho bé và những lời khuyên cho cha mẹ
Bác sĩ TCI thực hiện lắp răng sứ cho người bệnh
src3. Một số lưu ý về việc úp răng sứ
– Quy trình làm răng sứ có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người.
– Tình trạng tụt lợi, viêm lợi sau làm sứ xảy ra thường là do tình trạng mài cùi răng quá nhiều, lấy dấu răng không chuẩn xác, lắp mão răng không khít khiến cùi răng và mão răng kênh cộm làm hở viền nướu. Sau một thời gian bạn để tình trạng này diễn tiến, các vụn thức ăn sẽ bám vào khe hở, hình thành mảng bám và cao răng. Các ổ vi khuẩn khi đó có điều kiện hình thành, phát triển phá hủy cùi răng. Quá trình này làm người bệnh bị hôi miệng, hình thành hiện tượng kích ứng nướu và tụt nướu.
– Nếu sử dụng loại mão sứ không đảm bảo chất lượng trong thời gian dài, chúng ta dễ bị viêm nướu và các mô nhạy cảm xung quanh răng, cuối cùng dẫn đến tụt lợi khi do làm răng sứ.
Chính vì thế, cần:
– Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, chất liệu sứ an toàn và bác sĩ tay nghề cao để đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho sức khỏe.
– Chăm sóc răng miệng tốt sau khi làm răng sứ để bảo vệ mão răng sứ và duy trì kết quả thẩm mỹ lâu dài.
– Khám nha khoa định kỳ để kiểm soát vấn đề sức khỏe răng miệng tốt cho bản thân
Úp răng sứ là kỹ thuật nha khoa có quy trình rõ ràng, cần được tuân thủ đúng để bảo đảm an toàn cho sức khỏe người làm răng sứ. Bên cạnh đó, việc những tác dụng phụ sau quá trình úp sứ là có thể xảy ra nếu chúng ta không được chọn lựa các loại mão sứ an toàn và có sự đảm bảo tay nghề từ bác sĩ. Do đó, cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín cho bản thân khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ nha khoa này, đồng thời, tái khám định kỳ để luôn an tâm sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.