Theo thống kê năm 2020 của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan), Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc mới ung thư đại tràng và hơn 8.200 ca tử vong do bệnh. Ung thư đại tràng thường bắt gặp ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ. Vậy triệu chứng của ung thư đại tràng là gì? Phải làm sao để phát hiện sớm bệnh?
Bạn đang đọc: Triệu chứng của ung thư đại tràng cần lưu ý
1. Tổng quan về ung thư đại tràng
1.1. Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong đại tràng, phần dài nhất của ruột già.
Thành đại tràng được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào, trong đó các tế bào ung thư thường bắt nguồn từ lớp niêm mạc bên trong. Lớp niêm mạc này là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và sự phát triển của các polyp trong lớp niêm mạc là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư đại tràng.
Sau khi xuất hiện trên thành đại tràng, các tế bào ung thư có thể di chuyển vào trong mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Các mạch máu và mạch bạch huyết là những ống nhỏ có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy và chất thải trong cơ thể. Khi các tế bào ung thư xâm nhập vào các mạch máu hoặc mạch bạch huyết, chúng có thể di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra hiện tượng di căn.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư đại tràng thuộc tuýp ung thư có tiên lượng tốt nếu bệnh nhân nhận điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Ngược lại nếu bệnh được phát hiện muộn và ung thư đã di căn hoặc gây ra những biến chứng như tắc ruột, thủng ruột,… thì tiên lượng giảm đi rất nhiều, quá trình điều trị khó khăn và cơ hội sống giảm mạnh.
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ.
1.2. Nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ung thư đại tràng. Tuy nhiên một số yếu tố gia tăng nguy cơ đã được xác định gồm:
– Di truyền: Khối u đại tràng ác tính xuất hiện khi có sự biến đổi của một số gen nhất định liên quan đến một vài hội chứng di truyền như FAP, HNPCC hoặc Lynch. Ngoài ra nếu gia đình có người mắc ung thư đại tràng cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh của đời sau.
– Bệnh sử cá nhân: Polyp đại tràng, Crohn, viêm đại tràng chảy máu,… là những tổn thương tiền ung thư đại tràng phổ biến.
– Vấn đề cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư cũng như nguy cơ tử vong do bệnh. Tình trạng này xảy ra ở cả 2 giới, nhưng nguy cơ ở nam sẽ cao hơn.
– Thiếu vận động: Lối sống thiếu khoa học, ít hoạt động thể chất cũng góp phần gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
– Ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ (bò, cừu,…) và đồ chế biến sẵn (thịt đóng hộp, xúc xích,…) có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Bên cạnh đó, việc chế biến thực phẩm ở mức nhiệt cao (nướng, chiên,…) cũng tạo ra những chất có hại gia tăng nguy cơ ung thư.
– Hút thuốc lá: Những đối tượng hút thuốc lá trong thời gian dài có nguy cơ mắc và tử vong cao hơn những người không hút thuốc. Ngoài ra thuốc lá cũng liên quan đến việc hình thành u tuyến đại tràng, do đó những người đã phẫu thuật cắt bỏ u tuyến đại tràng nếu hút thuốc sẽ có nguy cơ tái phát khá cao.
– Lạm dụng bia rượu: Các nghiên cứu cho thấy sử dụng bia rượu ở mức độ hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên việc lạm dụng quá độ sẽ làm gia tăng gấp nhiều lần nguy cơ mắc bệnh.
2. Triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn sớm và muộn
2.1. Triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn sớm
Ung thư đại tràng thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được thông qua một vài dấu hiệu bất thường thoáng qua như:
– Máu, đàm nhớt trong phân.
– Tính chất và hình dạng phân thay đổi như phân dẹt hơn bình thường, có mùi tanh,…
– Thói quen đại tiện thay đổi như đi lắt nhắt, táo bón, tiêu chảy,…
– Suy nhược, mệt mỏi.
– Sụt cân bất thường.
– Đau, khó chịu khu vực bụng dưới.
– Nôn ói.
Tìm hiểu thêm: Cần làm gì để khắc phục tình trạng rối loạn
Rối loạn tiêu hóa là một trong những cảnh báo ung thư đại tràng giai đoạn sớm.
2.2. Triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn muộn
Ở giai đoạn muộn, những triệu chứng của bệnh trở nên rất rõ ràng như:
– Đau dữ dội: Vị trí đau thường xoay quanh khối u, đôi khi lan khắp bụng.
– Rối loạn tiêu hóa, đại tiện có máu: Bệnh nhân có những đợt đi ngoài phân lỏng xen kẽ táo bón, triệu chứng lặp lại có tính chu kỳ. Ngoài ra người bệnh có thể phát hiện máu trong phân, số lượng tăng dần kèm dịch nhầy. So với giai đoạn sớm, những tình trạng này xảy ra nặng nề và kéo dài hơn rất nhiều.
– Ho kèm khó thở: Đây không phải triệu chứng gốc của ung thư đại tràng mà là dấu hiệu ung thư di căn phổi. Tình trạng di căn này có thể phần nào xác định nếu bệnh nhân ung thư đại tràng có những vấn đề đường hô hấp (đã loại trừ trường hợp viêm phổi, viêm phế quản). Lúc này bệnh nhân sẽ có các cơn ho kéo dài (có thể kèm máu) và không đáp ứng thuốc điều trị thông thường. Những cơn khó thở có thể xuất hiện cùng đợt ho hoặc xuyên suốt ngày.
– Âm ỉ sốt, sụt cân không lý do: Đây thường được gọi chung là hội chứng cận u, đặc trưng của ung thư giai đoạn muộn.
– Nước tiểu nổi bọt và có màu lạ: Dấu hiệu ung thư di căn hệ tiết niệu gồm bàng quang, thận, niệu quản.
– Đau đầu, co giật: Tình trạng người bệnh bị đau đầu tăng dần, kéo dài kèm các rối loạn tri giác hoặc thay đổi tâm lý là báo hiệu ung thư di căn não. Trường hợp xuất hiện khối u lớn ở vỏ não có thể kéo theo các cơn co giật, động kinh.
3. Chủ động phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả
Ung thư đại tràng thường bắt đầu từ các khối u lành tính gọi là polyp. Polyp là những tổn thương nhỏ, có thể có cuống hoặc không, do sự tăng sinh của các tế bào niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng có thể phát triển thành ung thư theo thời gian..
Kiểm tra đại tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại tràng. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, nhưng có thể được tìm thấy qua nội soi vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng có thể tìm thấy polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi chúng trở thành ung thư. Đây được xem là cách đề phòng bệnh cụ thể nhất.
Ngoài ra ung thư đại tràng có thể được phòng tránh thông qua những thói quen lành mạnh như:
– Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
– Hạn chế ăn thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến sẵn. Chọn các loại thịt nạc và chế biến theo cách lành mạnh hơn, chẳng hạn như luộc, nướng hoặc hấp.
– Tăng cường vận động thể chất để kiểm soát cân nặng.
– Bỏ hút thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Nẹp răng có ảnh hưởng gì không, giải đáp chi tiết trong bài viết này
Việc thay đổi chế độ ăn uống và chủ động khám sàng lọc có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng của ung thư đại tràng cũng như phương pháp đề phòng bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.