Sốt xuất huyết đang có xu hướng ngày 1 gia tăng các ca mắc bệnh trên cả nước. Vì thế, cách chăm sóc sốt xuất huyết cho mẹ bầu tại nhà được rất nhiều chị em phụ nữ đặc biệt lưu tâm. Nếu bạn đang có chung mối quan tâm về vấn đề này thì hãy đọc hết bài viết sau đây để tìm câu trả lời cho mình.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc sốt xuất huyết cho mẹ bầu tại nhà
1. Sốt xuất huyết có dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Nhận biết rõ triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ giúp mẹ bầu phát hiện bệnh sớm, có hướng xử lý kịp thời. Sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, và mỗi mức độ đều có các triệu chứng riêng:
– Mức độ nhẹ: Bệnh nhân có thể gặp sốt đột ngột và sốt cao, dao động từ 39 – 41 độ C.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết sẽ giúp mẹ bầu phát hiện bệnh sớm hơn
– Mức độ trung bình: Ngoài sốt cao, bệnh nhân còn có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu. Cơ thể cũng có thể xuất hiện các nốt xuất huyết.
– Mức độ nặng: Bệnh nhân không chỉ gặp sốt cao và các dấu hiệu chảy máu như ở mức độ trung bình, mà còn đau đầu, đau bụng, đau xương và khớp.
Sau khi kết thúc giai đoạn sốt, bệnh nhân có thể trải qua các biểu hiện khác như tím môi, tay chân lạnh, cảm giác bứt rứt và tiểu tiện ít. Giai đoạn này khá nguy hiểm, dễ dẫn đến các biến chứng. Vì thế người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện để theo dõi và tiếp nhận điều trị kịp thời.
2. Cách chăm sóc bệnh sốt xuất huyết cho mẹ bầu tại nhà
Có thể nói, mẹ bầu hay người bình thường bị sốt xuất huyết đều có cách chăm sóc như nhau. Vì vậy, dưới đây bài viết xin đề cập đến cách chăm sóc chung cho các bệnh nhân bị sốt xuất huyết và đưa ra những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu.
2.1. Người bị sốt xuất huyết nhẹ
Đối với bệnh nhân bị nhẹ, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà để giúp người bệnh mau chóng hồi phục:
– Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi và thư giãn tại giường.
– Tăng cường việc uống sữa, nước trái cây, nước cơm và các dung dịch điện giải đẳng trương (Oresol).
– Nếu sốt cao có thể dùng paracetamol cắt sốt. Liều lượng dùng theo hướng dẫn sử dụng, thông thường là 4gr/ngày cho người lớn. Tuy nhiên, mẹ bầu khi đang bị sốt xuất huyết và nghỉ ngơi tại nhà chỉ nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Các loại thuốc do bác sĩ kê đơn sẽ giảm thiểu tối đa tác dụng của thành phần thuốc gây ảnh hưởng lên quá trình phát triển của thai nhi.
– Áp dụng chườm ấm.
Để chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà, cần hết sức cẩn thận và theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh. Lưu ý rằng không được sử dụng các loại thuốc steroid, chất chống viêm không steroid, acid acetylsalicylic (aspirin), mefenamic acid (ponstan), ibuprofen,… Nếu trong trường hợp phụ nữ có thai đã vô tình sử dụng các loại thuốc trên, bạn nên đến ngay bệnh viện có khoa sản để được khám và kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm lợi trùm: Nguyên nhân và cách điều trị
Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nên bổ sung nhiều Vitamin C và protein có trong thực phẩm để cơ thể mau hồi phục
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh, cung cấp chế độ ăn uống phù hợp nhưng cần đảm bảo các yếu tố sau:
– Tăng cường lượng protein có trong thịt đỏ, cá, trứng, sữa,…
– Tăng cường lượng đường (có trong sữa, nước trái cây) cùng với chất béo thực vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể người bệnh, vì lúc này cơ thể đang suy nhược và mệt mỏi, cần năng lượng để hoạt động.
– Hạn chế ăn quá nhiều trong một bữa, thay vào đó chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Điều này giúp tránh cảm giác khó chịu khi ăn và tốt cho tiêu hóa của người bệnh. Mẹ bầu có thể ăn từ 4 đến 6 bữa/ngày.
– Nên ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, dạng lỏng.
2.2. Người bị sốt xuất huyết diễn tiến nặng
Cách chăm sóc sốt xuất huyết cho mẹ bầu tại nhà đòi hỏi sự theo dõi cẩn thận các dấu hiệu và triệu chứng của thai phụ để phát hiện kịp thời những tình trạng bất thường. Dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc như trên, những nếu mẹ bầu có triệu chứng trở nặng, việc đưa đi bệnh viện là cần thiết và đòi hỏi thời gian gấp rút.
Một số dấu hiệu bệnh trở nặng như: chảy máu cam, tiêu chảy có máu, nôn mửa liên tục, đau bụng mạnh, mất ý thức, lơ mơ, co giật, da tím tái, khó thở,… thì cần ngay lập tức đưa đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị và tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.
3. Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có nên tự điều trị tại nhà?
Có thể nói, sốt xuất huyết là một bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường. Do đó, ngoài việc thực hiện các cách chăm sóc mẹ bầu bị sốt xuất huyết tại nhà nhà theo hướng dẫn, cần đảm bảo người bệnh tuân thủ lịch trình tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, phụ nữ có thai là nhóm có nguy cơ cao nên việc tự điều trị tại nhà là không thể và không không khuyến khích. Theo các bác sĩ khoa sản của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, mẹ bầu phát hiện bản thân có nguy cơ hoặc bị sốt xuất huyết cần đi khám ngay.
>>>>>Xem thêm: Vì sao bị ung thư dạ dày?
Mẹ bầu không nên tự chữa sốt xuất huyết tại nhà mà nên đến các cơ sở bệnh viện, y tế để khám kĩ lưỡng
Việc khám và điều trị càng sớm sẽ tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao, hạn chế biến chứng và những tác động xấu của virut gây bệnh đến thai nhi.
Đồng thời, sốt xuất huyết còn được đánh giá là bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi, để lại nhiều biến chứng sản khoa như:
– Sảy thai.
– Sinh non, em bé sinh ra thiếu cân thiếu tháng.
– Xuất huyết nặng ở sản phụ.
– Nguy cơ tiền sản giật.
Tuy nhiên, khi mắc bệnh mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Mẹ vẫn nên giữ trạng thái bình tĩnh để tránh động thai và hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị sau này.
Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc về sốt xuất huyết ở bà bầu hoặc muốn biết cách chăm sóc thai kì khỏe mạnh, hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.