U tuyến yên là kết quả của sự phát triển tế bào bất thường bên trong tuyến yên. Hầu hết trường hợp, khối u là lành tính, song nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu về dấu hiệu u tuyến yên giúp người bệnh chủ động thăm khám bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu u tuyến yên: Cách nhận biết
1. Nguyên nhân bệnh u tuyến yên
U tuyến yên là bệnh lý phổ biến. Kết quả từ một khảo sát cho thấy, cứ 10 người trưởng thành lại có 1 người mắc u tuyến yên.
Tuyến yên nằm ở đáy sọ, đóng vai trò điều hóa quá trình bài tiết horrmone của các tuyến nội tiết trong cơ thể.
Đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh u tuyến yên vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng u tuyến yên có thể liên quan đến sự thay đổi, đột biến ở DNA, thành phần cấu tạo nên gen. Điều này kích thích sự tăng trưởng, phát triển vượt tầm kiểm soát của các tế bào bên trong tuyến yên, hình thành nên khối u tuyến yên.
Các biến đổi này được xác định có khả năng di truyền, do đó bạn có khả năng mắc u tuyến yên cao hơn nếu tiền sử gia đình có thành viên từng mắc các bệnh nội tiết như: đa u nội tiết, hội chứng X-LAG, phức hợp Carney, u xơ thần kinh…
Ngoài ra tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ đối với căn bệnh này. U tuyến yên thường thấy ở những người lớn tuổi, tuy nhiên vẫn không loại trừ trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi mắc bệnh.
2. Người bệnh u tuyến yên biểu hiện triệu chứng như thế nào?
Dấu hiệu u tuyến yên có thể khác nhau ở từng ca bệnh, phụ thuộc vào vị trí, kích thước, loại hormone tiết ra… Tuy nhiên vẫn được nhận biết qua các triệu chứng bao gồm:
2.1. Rối loạn nội tiết là dấu hiệu điển hình của bệnh u tuyến yên
Một khối u tuyến yên có thể thuộc loại kích thích bài tiết hoặc không kích thích bài tiết hormone.
Với trường hợp khối u gây tình trạng sản xuất quá mức hormone, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu tương ứng với loại hormone khối u tiết ra, cụ thể:
– U tuyến yên tăng tiết ACTH: gây hội chứng Cushing với các triệu chứng như tăng cân, rạn da, cơ nhão, bụng to, tay chân nhỏ…
– U tuyến yên tăng tiết GH: gây rối loạn phát triển với các dấu hiệu như to đầu và tứ chi, khuôn mặt to, trán dô, cằm rộng, môi dày, da thô… Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân u tuyến yên tăng tiết GH chỉ qua thăm khám lâm sàng.
– Khối u tăng tiết prolactin: khiến người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, thậm chí vô sinh, tiết sữa ở vú (dù không có thai). Nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, bị bất lực.
– Khối u tăng tiết TSH: có thể gây cường giáp, biểu hiện qua các triệu chứng như giảm cân đột ngột, tim đập nhanh hoặc không đều, dễ lo lắng hoặc bực bội, tiểu nhiều, tiết mồ hôi quá mức…
Ngược lại, khối u không kích thích tiết hormone dư thừa có thể gây ra vấn đề thiếu hụt hormon tuyến yên như: thiếu hụt nội tiết tố với các biểu hiện như: buồn nôn, nôn mửa, thường xuyên mệt mỏi, không chịu được lạnh, rối loạn kinh nguyệt (ít hoặc không có kinh), rối loạn chức năng tình dục, giảm hoặc tăng cân khó kiểm soát.
Tìm hiểu thêm: Chọc hút tế bào khối u vú: Những điều cần biết!
Ở những người thừa cân, dấu hiệu u tuyến yên này đôi khi bị xem nhẹ
2.2. Dấu hiệu u tuyến yên – rối loạn thị giác
Ước tính có khoảng 50% người bệnh mắc u tuyến yên đối mặt với tình trạng rối loạn thị giác. U tuyến yên nằm ở hố yên, phía dưới là nơi giao thoa của hai dây thần kinh thị giác. Do đó, khi khối u tăng sinh kích thước, chèn ép có thể gây suy giảm thị lực như nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn thấy vật ngay trước mặt, không nhìn được vật bên ngoài thái dương hoăc không nhìn thấy vật ở phía trong mũi).
Một số trường hợp u tuyến yên lấn vào xoang tĩnh mạch hang còn có thể dẫn đến lác mắt, nhìn đôi (nhìn thấy hình ảnh đôi nằm cạnh hoặc chồng lên nhau trong khi bình thường chỉ có một hình ảnh), tê bì mặt do khối u chèn ép dây thần kinh số 3,4,5.
2.3.Tăng áp lực hộp sọ
Khối u tuyến yên phát triển lớn có thể gây gia tăng áp lực trong não dẫn đến tăng lượng dịch xung quanh tổ chức não. Ở người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, cao huyết áp, thở khó, hôn mê, suy giảm ý thức…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tăng áp lực trong sọ có thể gây biến chứng nguy hiểm như: tổn thương não vĩnh viễn, hôn mê sâu, thậm chí người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong. Do đó, ngay khi nghi ngờ một trong các dấu hiệu tổn thương não nói riêng và các dấu hiệu u tuyến yên nói chung, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có hướng chữ trị phù hợp.
3. Những phương pháp điều trị u tuyến yên
U tuyến yên là một trong các loại u trong sọ, do đó để đưa ra phương án điều trị phù hợp, các bác sĩ thường cân nhắc rất kỹ dựa trên vị trí, kích thước, mức độ ảnh hưởng của khối u đối với hoạt động bình thường của tuyến yên và các cơ quan khác trong sọ.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: theo dõi tích cực, dùng thuốc, liệu pháp thay thế hormon, xạ trị và phẫu thuật.
Trường hợp u tuyến yên kích thước rất nhỏ, không gây ra triệu chứng, lượng hormone tuyến yên vẫn ở mức ổn định thì chỉ cần theo dõi thông qua kết quả các xét nghiệm định kỳ. U tuyến yên gây triệu chứng nhẹ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để điều trị. Liệu pháp thay thế hormone là cách điều trị u tuyến yên trong thời gian dài hạn nhằm duy trì lượng hormone tuyến yên được sản xuất đạt mức ổn định. Nếu khối u phát triển lớn đến kích thước nhất định gây chèn ép các cơ quan khác, người bệnh có thể được chỉ định xạ trị tiêu diệt khối u hoặc phẫu thuật loại bỏ.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Bệnh nhân u tuyến yên lớn có thể phải phẫu thuật loại bỏ.
Có thể thấy, dấu hiệu u tuyến yên rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh. Ngay khi nhận thấy triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy sớm tới bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.