Rách sụn chêm gối là gì? Có nguy hiểm không?

Rách sụn chêm gối là loại chấn thương thường hay gặp, nó gây trở ngại lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về tình trạng rách sụn chêm đầu gối để bạn có thể hiểu và chủ động thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Rách sụn chêm gối là gì? Có nguy hiểm không?

1. Sụn chêm gối là gì?

Sụn chêm gối là bộ phận nằm giữa đầu dưới xương đùi với đầu trên xương chày, bao gồm sụn chêm trong – nằm phía trong khớp (hình chữ C) và sụn chêm ngoài – nằm ngoài khớp (hình chữ O).

Sụn chêm có tính đàn hồi tốt và chịu lực cho toàn bộ cơ thể nên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đầu gối vững chắc; giảm xóc khi cơ thể di chuyển; phân phối lực ở đầu gối; cung cấp dịch bôi trơn và dưỡng chất cho sụn khớp.

Rách sụn chêm gối là gì? Có nguy hiểm không?

Sụn chêm gối là bộ phận nằm giữa đầu dưới xương đùi với đầu trên xương chày

2. Rách sụn chêm là gì?

Chấn thương sụn chêm hay rách sụn đầu gối là một trong những chấn thương đầu gối hay gặp nhất. Sụn chêm chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến rách/vỡ. Một số trường hợp khác, một phần sụn gối bị rách, vỡ và kẹt vào khớp gây thoái hóa đầu gối.

Chấn thương có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như rách sụn trong – ngoài, rách sừng trước – sau,… Hình dạng của vết rách cũng khác nhau, có thể là rách theo chiều dọc, chiều ngang, hoặc các hình dạng phức tạp khác.

3. Nguyên nhân gây ra chấn thương

Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân gây vỡ sụn chêm thường gặp gồm:

– Đối với trẻ em: thường xảy ra do chấn thương trong khi tập thể thao, vui chơi, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Trẻ em bị chấn thương ở trạng thái gối gập, chân bị vặn xoắn dẫn đến chấn thương.

– Ở người lớn: Người lớn bị rách sụn chêm do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc thoái hóa xương,đặc biệt là ở người lớn tuổi. Khi đang ngồi bỗng đột ngột đứng lên trong tư thế chân hơi vặn sẽ gây ra vỡ sụn chêm.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau khớp đột ngột mức độ nghiêm trọng

Rách sụn chêm gối là gì? Có nguy hiểm không?

Người lớn bị rách sụn chêm do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc thoái hóa xương,đặc biệt là ở người lớn tuổi.

4. Dấu hiệu nhận biết chấn thương sụn chêm gối

Khi mới bị chấn thương, người bệnh vẫn có thể đi lại hoạt động bình thường, thậm chí vẫn tiếp tục chơi được thể thao, tập luyện, thi đấu. Thường cơn đau do vết rách sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày, lúc này người bệnh dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu như:

– Đầu gối đau nhức đi kèm với sưng tấy;

– Kẹt khớp gối, khó có thể co duỗi khớp gối;

– Khi vận động đi lại có cảm giác lục cục phát ra từ khớp;

– Đau nhức dữ dội khi ấn tay vào khe khớp gối;

– Khó đi lại, hoạt động.

Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

5. Rách sụn chêm có gây biến chứng không?

Chấn chương sụn chêm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 3 cấp độ cụ thể:

– Rách sụn chêm độ 1: rách sụn chêm ngoài, đây là vùng chứa nhiều mạch máu, khi bị rách vẫn dễ phục hồi nếu được phát hiện sớm.

– Rách sụn chêm trong độ 2: Đây là vùng trung gian, mạch máu giảm dần, vết rách có thể lành nhưng không bằng cấp độ 1.

– Rách sụn chêm trong độ 3: Vùng này không có mạch máu và vết rách khó có thể lành lại được, phải phẫu thuật cắt bỏ phần tổn thương.

Với 3 cấp độ tổn thương sụn chêm như trên, nếu bạn chủ quan không gặp bác sĩ để điều trị kịp thời thì có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:

– Đầu gối đau dữ dội hơn: Các hoạt động như đi lại, co duỗi đầu gối sẽ trở nên khó khăn và đau với tần suất nhiều hơn.

– Teo cơ tứ đầu đùi: Khi bị biến chứng này, người bệnh không thể đi lại hay duỗi thẳng chân được.

– Hư khớp gối: Đầu gối lúc này dễ bị thoái hóa và bị hư hoàn toàn.

6. Phương pháp điều trị rách sụn chêm

6.1. Điều trị bảo tồn rách sụn chêm

Điều trị bảo tồn thường được áp dụng cho những trường hợp tổn thương nhỏ, ở vị trí 1/3 ngoài, người bệnh ít đau, gối vẫn còn vững. Việc điều trị chủ yếu là chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế đi lại vận động, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ.

6.2. Phẫu thuật rách sụn chêm

Có khá nhiều người thắc mắc rằng chấn thương sụn chêm có phải phẫu thuật không?, câu trả lời là tùy vào mức độ tổn thương của đầu gối mà sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau.

Các loại phẫu thuật vỡ sụn chêm được áp dụng hiện nay gồm:

– Cắt bỏ sụn chêm: Phương pháp này dành cho vết rách sụn chêm kéo dài trên 6 tuần, bác sĩ sử dụng kỹ thuật cắt tiết kiệm vùng rách, giữ lại vùng nguyên giáp bao khớp để giúp khớp gối vững hơn.

– Khâu sụn chêm: Phương pháp này dành cho trường hợp rách sụn chêm dọc, vết rách còn mới, thực hiện sớm sẽ giúp vết thương mau chóng hồi phục hơn.

– Ghép sụn chêm: Ghép sụn chêm là cách phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và loại sụn chêm để ghép.

Phẫu thuật chỉ nên là phương án điều trị cuối cùng khi áp dụng các cách điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.

Rách sụn chêm gối là gì? Có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Điều trị bảo tồn thường được áp dụng cho những trường hợp tổn thương nhỏ, ở vị trí 1/3 ngoài, người bệnh ít đau, gối vẫn còn vững

7. Làm thế nào để phòng ngừa rách sụn chêm?

Để phòng ngừa chấn thương sụn chêm cũng như các chấn thương phần đầu gối khác, bạn hãy tham khảo một số cách sau:

– Tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể luôn dẻo dai và tráng nguy cơ rách sụn chêm.

– Khi tham gia các hoạt động thể chất cần khởi động kỹ trước.

– Phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi tập luyện.

– Sử dụng giày thể thao vừa chân, êm ái.

– Vận động với cường lực vừa phải, không chuyển hướng dột ngột hoặc dùng lực mạnh đột ngột.

Trên đây là toàn bộ bài viết về rách sụn chêm gối – một chấn thương phổ biến thường gặp trong sinh hoạt và tập luyện thể thao. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đã nêu trên để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *