Viêm họng cấp là bệnh lý thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành thể mạn tính và gây những biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Viêm họng cấp – Bệnh quen chớ coi thường
1. Tìm hiểu bệnh viêm họng cấp
Viêm họng là tình trạng niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc họng bị sưng, viêm. Viêm họng cấp là thể cấp tính của niêm mạc họng miệng. Thông thường, viêm họng sẽ kết hợp với tình trạng viêm amidan khẩu cái hoặc một số trường hợp khác có thể kết hợp viêm amidan đáy lưỡi. Do nguyên nhân này mà một số cơ sở y tế hiện nay có xu hướng gọi tên theo cách nhập lại với bệnh lý này: viêm họng – viêm amidan cấp.
Viêm họng thể cấp tính rất dễ gặp với mọi đối tượng và thường có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào mùa đông hoặc những khi thời tiết trở lạnh. Bệnh lý này cũng thường xuất hiện khi cơ thể có các bệnh lý viêm đường hô hấp khác như viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, … hoặc các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như sởi, cúm,…
Bệnh viêm họng thể cấp tính là bệnh lý quen thuộc, dễ bắt gặp trong cuộc sống
1.1. Nguyên nhân viêm họng cấp
Viêm họng thể cấp tính thường do các tác nhân vi khuẩn và virus gây nên. Trong đó, virus là tác nhân chủ yếu với các chủng phổ biến như Adénovirus, virus cúm, virus Herpès, virus Zona, EBV…, chiếm đến 60-80%, Tác nhân vi khuẩn thường là liên cầu, tụ cầu vàng, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis,… chiếm 20-40%. (Theo Hướng dẫn chẩn đoán điều trị một số bệnh tai mũi họng ban hành kèm Quyết định số 5643/QĐ-BYT T12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Thông thường, khi thời tiết thay đổi, viêm họng đỏ cấp bắt đầu do nhiễm virus. Độc tố của virus khiến cấu trúc giải phẫu của amidan, hầu họng cùng sức đề kháng cơ thể tạo sự bội nhiễm các tạp khuẩn khác (thường là các vi khuẩn như liên cầu, phế cầu) và gây nên các triệu chứng điển hình của bệnh
Viêm họng thể cấp tính lây nhiễm qua đường nước bọt, dịch tiết mũi.
1.2. Triệu chứng viêm họng cấp
Tùy theo thời điểm và thể trạng người bệnh mà các triệu chứng của viêm họng thể cấp tính có thể bao gồm:
– Đau rát họng, nuốt khó
– Khô họng
– Ngứa họng
– Ho
– Sưng hạch vùng cổ
– Mảng trắng trong họng
– Đau đầu
– Mệt mỏi
– Sốt vừa hoặc sốt cao
– Đau mình mẩy
– Kém ăn
– Niêm mạc họng đỏ, xuất tiết
– Sưng amidan khẩu cái, có khi có chấm mủ trắng hoặc lớp vựa trắng
Khi khám họng, bác sĩ có thể thấy tình trạng niêm mạc họng đỏ, amidan sưng nề, hạch góc hàm di động ấn đau. Xét nghiệm công thức máu trong giai đoạn đầu của bệnh thấy bạch cầu không tăng, nhưng nếu có bội nhiễm thì lượng bạch cầu đa nhân trung tính cao. Nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dùng phương pháp phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn.
Trong khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét các thực thể nhằm phân biệt, tránh nhầm lẫn tình trạng dị vật đường ăn hoặc viêm niêm mạc miệng.
Tìm hiểu thêm: Viêm tai ngoài là gì và những điều cần biết
Đau họng, nhất là đau khi nuốt là biểu hiện thường thấy khi viêm họng thể cấp tính
2. Tiến triển và biến chứng bệnh
Viêm họng cấp dễ bắt gặp trong đời sống nhưng không phải vì thế mà việc điều trị bệnh được phổ biến rộng rãi và đang được áp dụng đúng với người bệnh, nhất là với những tình trạng không thăm khám, tự ý kê thuốc điều trị. Các bác sĩ cũng cho biết, bệnh không được điều trị sớm có thể tiến triển nhanh và xảy ra nhiều biến chứng.
Trong thời kỳ bị bệnh, việc không điều trị và không bảo vệ hầu họng phù hợp sẽ khiến họng viêm nhiễm nặng nề. Tình trạng đau họng, khó chịu kéo dài kèm theo việc mệt mỏi, ăn uống kém, sốt cao, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Các biến chứng từ bệnh:
– Biến chứng tại chỗ: Viêm họng thể cấp tính gây viêm tấy, áp xe quanh amidan cũng như các khoảng bên họng và thành sau họng, nhất là ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng có thể gây biến chứng viêm tấy hoại thư vùng cổ. Biến chứng này ít gặp nhưng tiên lượng nặng.
– Biến chứng lân cận: Bệnh là nguyên nhân gây các bệnh lý lân cận như viêm tai giữa cấp, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi,…
– Biến chứng xa: Nguy cơ viêm thận, viêm tim, viêm khớp, choáng nhiễm độc liên cầu, nhiễm trùng huyết… nhất là với bệnh viêm họng do liên cầu tan huyết.
3. Phòng ngừa và điều trị
3.1. Điều trị viêm họng cấp
Việc chữa viêm họng cần theo chỉ định của bác sĩ tương ứng với những trường hợp cụ thể sau thăm khám và xác định nguyên nhân bệnh. Do đó, cần tránh tình trạng không thăm khám mà sử dụng các đơn thuốc cũ, các đơn thuốc của người khác hoặc tự ý kê đơn. Trong điều trị bệnh, bác sĩ có thể sử dụng kháng sinh nhóm beta lactam hoặc các nhóm khác, kết hợp điều trị triệu chứng nhằm giảm tình trạng viêm, đau, sốt; điều trị tại chỗ với các hình thức bôi, súc họng, khí dung; đặc biệt, cần xác định đúng nguyên nhân để có phác đồ điều trị hợp lý.
– Điều trị toàn thân: thực hiện với các loại hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm phù hợp.
– Điều trị tại chỗ: dùng kháng sinh – giảm viêm xông họng, súc họng BBM ngày 3-4 lần.
– Bồi bổ thể trạng: bằng cách bổ sung vi lượng, vitamin, sinh tố. Bên cạnh đó, cần sử dụng đồ ăn dinh dưỡng, đồ mềm, dễ nuốt. Cần kết hợp nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, tránh gió, vệ sinh họng miệng phù hợp,…
Trong tình trạng viêm họng cấp thể nặng hoặc có biến chứng, cần nhanh chóng đến các cơ sở tai mũi họng để được điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Tìm cách chữa hóc xương cá nhanh nhất
Thăm khám chuyên nghiệp để xác định đúng bệnh và điều trị theo phác đồ phù hợp
3.2. Công tác phòng bệnh
Đề phòng ngừa viêm họng thể cấp tính, cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
– Tránh việc tiếp xúc với người đang có bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, bệnh cúm
– Tránh việc ăn uống chung cốc bát, nhất là với những người có biểu hiện bệnh mũi họng
– Tăng cường đề kháng của cơ thể bằng cách sử dụng các sản phẩm nâng cao đề kháng, tập thể dục, bổ sung vitamin và dinh dưỡng qua đường ăn uống hợp lý.
– Dọn dẹp, bảo vệ môi trường sống và làm việc sạch sẽ, tránh nguồn bệnh, tránh thuốc lá, rượu bia,…
– Bảo vệ tai mũi họng, nhất là trong điều kiện môi trường ô nhiễm, khói bụi và thời tiết bất ổn.
– Không ăn quá nóng, quá lạnh hay quá cay,… làm tổn thương hầu họng dẫn đến viêm nhiễm.
– Vệ sinh răng miệng
– Giữ ấm cổ họng
– Điều trị bệnh liên quan
– Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em và tiêm phòng các bệnh hô hấp định kỳ
Nhìn chung, viêm họng cấp là bệnh lý rất dễ gặp hàng ngày. Bệnh lý này có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, thậm chí, có thể biến chứng viêm tim, viêm cầu thận cấp,… khi không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Do đó, cần hết sức chú ý các triệu chứng bệnh, thăm khám sớm khi nghi ngờ bệnh để an tâm chữa bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.