Bệnh trĩ là căn bệnh tưởng chừng như chỉ gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên trong một vài trường hợp vẫn ghi nhận bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ. Bài viết cùng bạn tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em cùng những điều cần làm để xử trí trước tình trạng này ở trẻ.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ ở trẻ em và những điều cần biết
1. Trẻ em bị trĩ: Nguyên nhân vì đâu?
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ hiếm khi xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải là không có trường hợp nào. Đối với người trưởng thành, nguyên nhân thúc đẩy khả năng mắc bệnh trĩ có thể đến từ việc ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác vật nặng, táo bón,. Ở trẻ em, nguyên nhân mắc trĩ có thể đến từ các yếu tố như sau:
1.1. Trẻ bị táo bón trong thời gian dài không khỏi
Tình trạng táo bón này thường xuất hiện ở những trẻ em không được cung cấp đủ chất xơ. Điều này khá phổ biến bởi có rất nhiều trẻ em không thích ăn rau củ và các thực phẩm chứa chất xơ, nhưng cha mẹ không phát hiện và cải thiện. Do vậy, những trẻ này rất dễ bị táo bón, tình trạng này kéo dài nhưng không được cha mẹ để ý và điều chỉnh thì tình trạng táo bón sẽ tiếp tục. Trẻ thường xuyên phải rặn mạnh để đại tiện, phân cứng và khô. Các tĩnh mạch hậu môn sẽ giãn nở quá mức và gây ra bệnh trĩ.
Bệnh trĩ trẻ em có thể do táo bón lâu ngày không điều trị
1.2. Một số trẻ bị trĩ do ngồi bô lâu ngày
Thông thường, trẻ em đi đại tiện vào bô (vật dụng bằng nhựa chứa chất thải, có miệng nhỏ vừa với mông trẻ) thay vì ngồi đại tiện ở bồn cầu. Sự khác biệt về cấu tạo khiến áp lực đặt lên hậu môn trẻ cũng khác so với bồn cầu. Đặc biệt, khi trẻ ngồi bô quá lâu càng làm tăng hơn những áp lực lên đám rối tĩnh mạch ở hậu môn của trẻ. Ngoài ra, việc ngồi bô sẽ làm giảm lưu hồi tĩnh mạch, hình thành bệnh trĩ ở một số trẻ em.
1.3. Do cơ địa của một số trẻ nhỏ
Cơ địa của trẻ em thường chưa hoàn thiện. Ở một số trẻ em, cơ hậu môn yếu và các liên kết giữa các bộ phận lỏng lẻo. Nguyên nhân này có thể gây ra dây chằng ở hậu môn và trực tràng không chắc chắn giống như ở người lớn. Ngoài ra, trẻ em thường có cấu trúc xương cùng và trực tràng trên một đường thẳng. Điều này dẫn đến việc trực tràng thường xuyên bị đầy lên, điều này có thể dẫn đến bệnh trĩ trẻ em.
1.4. Các lý do khác gây ra trĩ ở trẻ
Một số yếu tố có thể gây ra các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bao gồm:
– Trẻ em ngồi nhiều trên bề mặt cứng
– Trẻ em không uống đủ nước, điều này khiến phân cứng lại.
– Trẻ la hét và khóc thường xuyên làm tăng áp lực ở ổ bụng. Trĩ xảy ra khi máu dồn về vùng xương chậu và ứ đọng ở trực tràng.
– Một số trường hợp trĩ di truyền, tuy nhiên, điều này rất hiếm hoi và không phổ biến. Nếu có, bệnh xuất hiện ngay sau khi sinh.
– Bệnh lý khác về tiêu hóa như nhóm bệnh viêm ruột,..
2. Cách phát hiện và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
2.1. Nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em bằng cách nào?
Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường sau để phát hiện bệnh sớm.
– Trẻ bị táo bón liên tục, thường xuyên trong nhiều đợt, mỗi đợt khoảng thời gian từ 5-7 ngày, thường dễ bị trĩ. Khi táo bón, phân thường rất cứng và khô, trẻ phải rặn rất mạnh mới đẩy được phân ra ngoài. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trẻ trong thời điểm này và có biện pháp khắc phục ngay để tránh kéo dài gây ra bệnh trĩ.
– Trẻ kêu đau ở hậu môn và có máu trong đại tiện. Lúc này, trẻ có thể đã mắc trĩ và trĩ và chảy máu do cọ xát khi rặn.
– Các dấu hiệu lạ ở vùng hậu môn của trẻ như ngứa nóng, tấy đỏ và sưng lên sau khi đại tiện. Ngoài ra, dịch hậu môn rỉ ra, các vết chấm đỏ lớn dần quanh hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Cần hết sức thận trọng khi áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ
Có thể nhận biết trĩ ở trẻ em khi trẻ đại tiện có máu
2.2. Những điều cần làm để phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ nhỏ
Nhận biết được các nguyên nhân gây trĩ ở trẻ, cha mẹ nên kiểm tra lại và thay đổi chế độ ăn, đặc biệt nên tìm cách cung cấp cho trẻ nhiều chất xơ hơn. Bởi các nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu chất xơ và không đủ nước, nên khi cha mẹ phát hiện con bị trĩ, họ phải làm những điều này:
– Để tăng cường chất xơ, cho trẻ ăn nhiều rau củ quả. Nếu trẻ còn quá nhỏ và không có răng, mẹ có thể xay nhuyễn rau củ với bột cháo. Thay vì sử dụng nguyên phần nước ép, điều này tận dụng chất xơ từ rau củ. Trẻ cũng vì vậy mà hấp thụ được nhiều chất xơ hơn.
– Đảm bảo rằng đủ lượng nước mỗi ngày cho trẻ nhỏ, nên theo dõi lượng nước con uống để bổ sung khi lượng nước chưa đủ.
– Ngày từ nhỏ, trẻ em nên được rèn các thói quen đại tiện lành mạnh như: đi đại tiện theo một khung giờ nhất định, không ngồi quá lâu khi đại tiện, đặc biệt là khi ngồi bô. Khi trẻ không đại tiện trong một khoảng thời gian lâu hơn bình thường, cần khuyến khích và giúp trẻ đi vệ sinh, tránh để quá lâu. Những điều này có thể giúp hình thành thói quen tốt, đẩy lùi nguy cơ bệnh trĩ cho trẻ.
– Ngoài ra, cần đưa trẻ thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở hậu môn.
>>>>>Xem thêm: Khám bệnh trĩ thực hiện những gì?
Bổ sung rau củ cho trẻ để hạn chế táo bón
2.3. Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em cần lưu ý điều gì?
Bệnh trĩ trẻ em thường được chữa bằng thuốc. Tuy nhiên, thuốc cho trẻ em cần phải được các bác sĩ phải chỉ định và kê đơn theo phác đồ điều trị cụ thể. Không được tự chữa trĩ cho trẻ bằng các bài thuốc không được chứng minh hiệu quả, các bài thuốc dân gian truyền miệng.
Thông thường, các loại thuốc được chỉ định bao gồm:
– Những loại kem bôi ngoài da làm giảm triệu chứng thích hợp, không có corticosteroid
– Những loại kem bôi tê, giảm đau cho trẻ em nếu các triệu chứng đang gây đau đớn
Bệnh trĩ trẻ em có khả năng sẽ thuyên giảm nếu thuốc được sử dụng đúng chỉ định. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả hơn, trẻ cần được khám lại nếu không thuyên giảm bằng thuốc. Phụ huynh cũng nên giữ vệ sinh hậu môn cho trẻ nhỏ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ngủ nên rửa bằng nước ấm.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em cũng như một số lưu ý phòng ngừa cũng như điều trị khi trẻ em mắc phải bệnh lý này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.