Đau nướu răng trong cùng – Dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng

Đau nướu răng trong cùng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đây cũng được coi là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề răng miệng nghiêm trọng cần xử lý ngay trước khi biến chứng hoặc để lại hậu quả lâu dài cho người bệnh. Do đó, không nên mất cảnh giác trước hiện tượng này.

Bạn đang đọc: Đau nướu răng trong cùng – Dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng

1. Đau nướu răng trong cùng là bệnh gì?

Nướu răng trong cùng, hay còn gọi là nướu răng hàm, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ răng và duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, vị trí này cũng dễ gặp vấn đề, mà vấn đề dễ thấy nhất là tình trạng đau nướu phía trong cùng.

Đau nướu răng trong cùng – Dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng

Hình ảnh minh họa khu vực nướu răng trong cùng bị sưng đau

1.1. Nguyên nhân gây đau nướu răng trong cùng

Có khá nhiều nguyên nhân khiến vùng nướu cuối hàm bị đau, bao gồm cả các nguyên nhân bệnh lý:

– Chấn thương: Va đập mạnh vào vùng nướu có thể gây ra tổn thương, sưng tấy, và đau nhức. Một số tình trạng xương đâm vào nướu hoặc vệ sinh quá mạnh cũng có thể gây tình trạng này.

– Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng thường xuyên, đánh răng sai cách, hoặc không sử dụng chỉ nha khoa là nguyên nhân chính dẫn đến tích tụ mảng bám, cao răng, và các bệnh lý về nướu.

– Viêm nướu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nướu răng. Viêm nướu do vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và cao răng, tấn công nướu, khiến nướu sưng đỏ, chảy máu, và gây đau nhức.

– Sâu răng: Sâu răng, đặc biệt là ở răng hàm, có thể lan đến nướu, gây viêm và đau nhức.

– Mọc răng khôn: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể chèn ép nướu, dẫn đến sưng viêm, đau nhức và khó chịu.

– Áp xe chân răng: Bệnh lý này có thể hình thành do viêm, chấn thương, gây cảm giác đau nhức khó chịu ở nướu.

– Bệnh nha chu: Đây là bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng đến mô nướu và xương nâng đỡ răng. Bệnh nha chu có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, sưng nướu, lung lay răng, và đau nhức nướu.

– Các nguyên nhân khác: Một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, thiếu máu, suy giảm miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu và đau nướu vùng trong cùng.

1.2. Khi nào đau nướu răng trong cùng cần tới nha khoa?

Đau nướu cuối hàm là dấu hiệu cảnh báo cần được chú ý, đặc biệt là các bệnh lý răng miệng. Bạn nên đi đến các cơ sở điều trị tai mũi họng uy tín và khám nha sĩ ngay nếu gặp một số tình trạng như:

– Đau nướu kéo dài, không thuyên giảm sau vài ngày.
– Nướu sưng đỏ
– Chảy máu chân răng.
– Hơi thở có mùi hôi.
– Đau dữ dội.
– Sốt, ớn lạnh.
– Khó ăn nhai.

Các bác sĩ răng hàm mặt TCI cũng cho biết, một số vấn đề gây đau nướu vùng trong cùng của hàm có thể trở nên nghiêm trọng nếu chúng ta không giải quyết sớm. Trong đó, có các tình huống liên quan đến việc mất tủy răng, xô lệch hàm, nguy cơ áp xe răng, … nhiều nguy hiểm. Do đó, không nên mất cảnh giác trước hiện tượng này.

Tìm hiểu thêm: Niềng răng bao lâu mới được tháo?

Đau nướu răng trong cùng – Dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng

Các bác sĩ nha khoa TCI cảnh báo cần điều trị vấn đề nưới răng sớm

2. Điều trị đau nướu răng trong cùng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau nướu và tình trạng sức khỏe răng miệng sau thăm khám mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Trong tình trạng sưng đau nướu mức độ nhẹ, do các chấn thương, va chạm nhẹ gây nên, người bệnh có thể không cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc hay thủ thuật. Khi này, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn người bệnh về việc vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm nếu cần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần đến nha khoa, bởi rất nhiều trường hợp nguy cơ viêm nhiễm nặng lại cần sự theo dõi điều trị của bác sĩ.

Với các bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh lý để có phương pháp chữa phù hợp:

– Viêm nướu: lấy cao răng, sử dụng kháng sinh giảm viêm khi cần thiết và kết hợp các hình thức vệ sinh răng miệng để phục hồi.

– Sâu răng: Các hình thức điều trị sâu răng, đặt thuốc, trám, bọc sứ hay nhổ răng sẽ được áp dụng khi cần thiết.

– Mọc răng khôn: Nhổ răng khôn nếu không có đủ điều kiện mọc bình thường.

– Bệnh nha chu: Điều trị theo từng giai đoạn, có thể bao gồm vệ sinh răng miệng chuyên sâu, sử dụng thuốc, hoặc phẫu thuật.

– Chấn thương: Sử dụng thuốc giảm đau, chườm lạnh, hoặc kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Ngoài ra, còn nhiều bệnh lý khác là nguyên nhân của sưng đau nướu.

Đau nướu răng trong cùng – Dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm nướu răng có mủ

Xem xét nguyên nhân, biểu hiện khi sưng đau nướu răng để điều trị đúng cách

3. Phòng ngừa đau sưng nướu

Sưng đau nướu có những nguyên nhân cụ thể và chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa vấn đề này khi thực hiện những thói quen đơn giản như:

– Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng với việc đánh răng sáng tối, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, máy tăm nước,… làm sạch khoang miệng phù hợp.

– Chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng với việc hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhanh, các loại nước uống có ga, có màu,… Đồng thời, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với việc tăng cường canxi, tăng cường các loại trái cây, rau xanh,…

– Bỏ các chất kích thích gây hại cho răng cũng như cho bản thân, đặc biệt là thuốc lá.

– Chú ý việc thư giãn, tránh căng thẳng trong đời sống.

– Khám răng định kỳ mỗi sáu tháng để được chăm sóc nha khoa và phát hiện, kiểm soát sớm các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn.

Tóm lại:

Việc đau nướu răng trong cùng là một trong những hiện tượng dễ bắt gặp trong đời sống và do nhiều nguyên nhân gây nên, báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng. Chính vì thế, không nên chủ quan để mặc sức khỏe răng miệng trước hiện tượng này. Khi có những dấu hiệu liên quan đến răng miệng, bạn cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để được nha sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách. Bên cạnh đó, cần nâng cao đề phòng trước hiện tượng sưng đau nướu cũng như các vấn đề về răng miệng bằng cách thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, khám nha định kỳ cho bản thân và gia đình mình nhằm kiểm soát các bệnh lý răng miệng nguy cơ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *