[Góc giải đáp] Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em là đối tượng hiếm khi mắc bệnh trĩ, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp là ngoại lệ khi trẻ còn nhỏ đã có những triệu chứng của căn bệnh này. Bài viết này cùng tìm hiểu và giải đáp: Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không, làm sao để nhận biết?

Bạn đang đọc: [Góc giải đáp] Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

1. Trẻ em có thể mắc trĩ vì những nguyên nhân gì?

Thông thường, bệnh trĩ thường hay “ghé thăm” những người ở độ tuổi trung niên trở lên, những người bị táo bón kéo dài hoặc làm các công việc có đặc thù như: bê vác vật nặng, ngồi lâu, đứng nhiều,… Những lý do này thường gặp ở người trưởng thành. Dù vậy, có nhiều trường hợp ghi nhận bệnh trĩ xuất hiện ở trẻ em. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1.1. Tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày gây ra bệnh trĩ

Tình trạng này xuất hiện ở những trẻ em không được cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Một vài lý do dẫn đến tình trạng này như do trẻ không thích ăn rau củ và các thực phẩm chứa chất xơ, nhưng cha mẹ không để ý và cải thiện cho trẻ. Trẻ em dễ bị táo bón nếu tình trạng này kéo dài, gây ra bệnh trĩ.

[Góc giải đáp] Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ có thể dẫn đến táo bón

1.2. Ngồi bô lâu ngày ở trẻ có thể gây ra bệnh trĩ

Thay vì đi bồn cầu, trẻ em được cho đi đại tiện vào bô. Do cấu tạo và hình dạng của bô khác với bồn cầu, áp lực được tạo ra lên hậu môn cũng khác biệt. Một vài trẻ em ngồi bô quá lâu có thể gây áp lực lên các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Ngoài ra, việc ngồi bô khiến lưu hồi tĩnh mạch giảm, điều này dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.

1.3. Do đặc điểm thể trạng của trẻ nhỏ

Ở một số trẻ em, cơ thể chưa hoàn thiện, có cơ hậu môn yếu. Ngoài ra, sự liên kết giữa các bộ phận còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Đây cũng là lý do dẫn đến việc dây chằng ở hậu môn và trực tràng của trẻ không chắc như ở người lớn.

Bên cạnh lý do này, nguyên nhân khác là trẻ em thường có cấu trúc xương cùng và trực tràng nằm thẳng hàng nhau, dẫn đến việc trực tràng thường xuyên bị đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đây cũng là yếu tố gây ra bệnh trĩ ở trẻ em.

1.4. Một số lý do khác gây ra bệnh trĩ ở trẻ em

Một số yếu tố có thể gây ra bệnh trĩ ở trẻ em có thể kế đến: ngồi nhiều trên bề mặt cứng, không uống đủ nước khiến phân cứng lại, trẻ bị ho, la hét và khóc thường xuyên làm tăng áp lực ở ổ bụng. Ngoài ra, một số trường hợp hiếm hoi trẻ bị bệnh trĩ bẩm sinh, bệnh xuất hiện ngay sau khi sinh. Với một số trẻ mắc bệnh lý như nhóm bệnh viêm ruột, việc đại tiện cũng gặp vấn đề và cũng có nguy cơ mắc trĩ cao hơn.

2. Bệnh trĩ những tác động gì đến trẻ em?

2.1. Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không: Giải đáp

Bệnh trĩ là căn bệnh lành tính, bởi vậy nó không ngay lập tức ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ em. Tuy nhiên, không thể nói bệnh không nguy hiểm bởi nếu không điều trị đúng cách, đúng thời điểm thì trĩ có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể và tác động đến quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ.

2.2. Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không: Những tác động mà trĩ gây ra cho trẻ

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, trẻ có thể sẽ đối mặt với những tình trạng là hệ quả của bệnh trĩ sau:

– Tắc nghẽn hậu môn do búi trĩ sưng to nằm quanh lỗ hậu, khiến đại tiện đau đớn và khó khăn hơn, trẻ thường đau đớn và lười đại tiện. Điều này có thể gây ra nhiều hệ quả như: Tái hấp thụ chất độc và chất thải vào ruột già trẻ, đau đớn kéo dài và sốt cao,..

– Tình trạng bội nhiễm vi khuẩn do trẻ có xu hướng gãi khi ngứa, mà hậu môn là khu vực chứa rất nhiều vi khuẩn. Gãi có thể làm tổn thương hoặc chảy máu trĩ, gây ra tình trạng vi khuẩn có cơ hội lây lan và tấn công.

– Tình trạng mất máu do trẻ mất máu nhiều vì trĩ: Trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và xanh xao vì máu nhỏ giọt thường xuyên, bệnh trĩ tiếp diễn mà không được điều trị.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em

[Góc giải đáp] Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có thể gây chảy máu

3. Cách nhận biết trẻ bị trĩ: các biểu hiện của bệnh ra sao?

Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường về tiêu hóa và đại tiện ở trẻ. Khi trẻ bị táo bón thường xuyên  trong nhiều đợt, mỗi đợt liên tục 5-7 ngày, là những trẻ có nguy cơ bệnh trĩ rất cao. Khi này, phân của trẻ rất cứng và khô, trẻ phải rặn rất mạnh thường xuyên. Đây là thời điểm cha mẹ cần kiểm tra để ngăn tình trạng này bởi kéo dài sẽ gây ra bệnh trĩ.

– Cha mẹ cần để ý khi con kêu đau ở hậu môn và quan sát được máu trong phân sau đại tiện hay không. Giai đoạn này có thể trẻ đã mắc trĩ và cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.

– Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận biết một số biểu hiện lạ ở vùng hậu môn của trẻ: trẻ ngứa, nóng, tấy đỏ hậu môn, hậu môn sưng lên sau khi đại tiện, có dịch nhầy hậu môn rỉ ra. Đặc biệt, có thể quan sát các chấm đỏ mọc và phát triển quanh hậu môn. Nếu phát hiện muộn, có thể cha mẹ quan sát được búi trĩ sa ra ngoài hậu môn của trẻ.

4. Điều trị bệnh trĩ trẻ em cần lưu ý những điều gì?

Đối với trẻ em, việc điều trị thường được áp dụng là dùng thuốc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc gì, dùng ra sao, khi nào dùng là điều cha mẹ phải tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa. Điều tốt hơn hết là đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín điều trị trĩ để có phác đồ trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, cha mẹ không tự chữa trĩ cho trẻ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian truyền miệng chưa được kiểm chứng hiệu quả, bài thuốc không rõ nguồn gốc.

Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ trẻ em nhẹ sẽ khỏi khi điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên,với trường hợp nặng hơn, trẻ cần được khám lại để tìm biện pháp khác nếu không thuyên giảm bằng thuốc. Phụ huynh cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh hậu môn cho trẻ nhỏ.

[Góc giải đáp] Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về các cách phòng chống bệnh trĩ

Cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện lạ ở trẻ khi đại tiện

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không? Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý dinh dưỡng và thói quen đại tiện cho trẻ để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *