Biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý!

Bệnh đau mắt đỏ hiện đang có dấu hiệu tăng cao đột biến trong thời điểm giao mùa. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải, vì vậy, mẹ bầu cần chú ý những biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai để kịp thời xử trí.

Bạn đang đọc: Biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý!

1. Lý do đau mắt đỏ ở bà bầu

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi. Bệnh này có thể do virus hoặc nhiễm trùng từ vi khuẩn, cũng như phản ứng dị ứng gây ra. Tuy đau mắt đỏ chỉ gây khó chịu và hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực, nhưng vẫn cần chú ý vì có khả năng lây lan. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng biện pháp phòng ngừa là cần thiết.

Biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý!

Đau mắt đỏ có thể khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi và nhạy cảm hơn so với bình thường

Phụ nữ mang thai rất dễ bị lây bệnh đau mắt đỏ. Và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở bà bầu. Có thể là do trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường yếu đi, đồng thời nội tiết tố nữ trong cơ thể cũng thay đổi đã làm cho bà bầu dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh khác.

Đau mắt đỏ có thể khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi và nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó, khi phát hiện biểu hiện đau mắt đỏ trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên thăm khám, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Việc duy trì sức khỏe tốt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

2. Biểu hiện đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, những biểu hiện đau mắt đỏ có thể khác nhau, nhưng nhìn chung thì phụ nữ mang thai thường trải qua tình trạng tương tự các đối tượng khác:

2.1 Nếu đau mắt đỏ do virus

– Cảm giác ngứa mắt, chảy nước mắt.

– Thị lực suy giảm, cảm giác nhạy cảm với ánh nắng.

– Có thể xuất hiện hạch trước tai.

Tìm hiểu thêm: U nang hoàng thể khi mang thai có nguy hiểm không?

Biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý!

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, những biểu hiện đau mắt đỏ có thể khác nhau

2.2 Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn

– Mắt có thể chảy nhiều dịch màu xanh hoặc vàng vào buổi sáng.

– Khó mở mắt sau khi thức dậy.

– Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc.

2.3 Nếu đau mắt đỏ do dị ứng

– Cảm giác ngứa và chảy nước mắt liên tục.

– Mắt có thể xuất hiện nhiều dịch mủ ở hai bên khóe mắt.

– Một số phụ nữ mang thai có thể gặp viêm mũi dị ứng kèm theo.

3. Mẹ bầu bị đau mắt đỏ nên làm gì?

Đau mắt đỏ trong trường hợp phát hiện sớm và điều trị đúng cách thường sẽ hết sau khoảng 1 đến 2 tuần. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, từng loại đau mắt đỏ sẽ có cách điều trị và thuốc khác nhau. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc mà không có chỉ định rõ ràng là không được khuyến khích.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu mắc đau mắt đỏ, phụ nữ mang thai nên:

3.1. Đi khám mắt

Phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở thăm khám nhãn khoa có uy tín để thăm khám mắt. Bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành một số xét nghiệm cơ bản để xác định nguyên nhân gây bệnh.

– Trong trường hợp đau mắt đỏ do virus, không có thuốc điều trị cụ thể, bệnh thường tự thoái lui và tự hết.

– Trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với phụ nữ mang thai để đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị đau mắt đỏ có thể tăng nguy cơ ảnh hưởng biến chứng thai kỳ. Điều này đặc biệt cần cẩn trọng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, khi sức khỏe của thai nhi còn yếu và dễ bị tác động.

Biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý!

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không và những lưu ý

Phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở thăm khám nhãn khoa có uy tín để thăm khám mắt

Mặc dù đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách và hợp lý, có thể có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đến mắt của người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và chỉ định điều trị đúng cách, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.

3.2. Thực hiện vệ sinh mắt đều đặn

Phụ nữ mang thai gặp phải đau mắt đỏ cần chú trọng đến việc vệ sinh mắt hàng ngày. Sử dụng miếng bông sạch và ẩm, nhẹ nhàng lau quanh khu vực mắt. Hành động này giúp loại bỏ chất nhầy hoặc dịch đóng vảy ở mí mắt, giảm khả năng kích ứng và ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng của đau mắt đỏ.
Ngoài ra, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% để nhỏ mắt đều đặn. Điều này có hiệu quả cao trong việc giảm nhẹ các triệu chứng của đau mắt đỏ như rỉ mắt, cộm, đau mắt và cung cấp độ ẩm cho mắt.

3.3. Thay đổi và điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh việc chăm sóc mắt đúng cách, phụ nữ mang thai nên thiết lập một chế độ sinh hoạt hợp lý ngay khi phát hiện các biểu hiện đau mắt đỏ.

– Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử và tạo thời gian nghỉ ngơi đủ để mắt được nghỉ ngơi, không phải làm việc quá nhiều, từ đó giúp quá trình phục hồi bệnh lý diễn ra một cách tự nhiên.

– Đau mắt đỏ thường dễ lây nhiễm, do đó, mẹ bầu nên tách riêng mình, tránh tiếp xúc với người khác và sử dụng riêng các vật dụng cá nhân.

– Phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ cần tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng và ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có mùi tanh như cá chép, cá mè và hạn chế ăn đồ hộp, cũng như kiêng ăn rau muống.

4. Thực hiện biện pháp làm giảm triệu chứng khó chịu ở mắt

Mẹ bầu có thể tham khảo phương pháp chườm nóng để giảm triệu chứng khó chịu khi bị đau mắt đỏ: Sử dụng một khăn mềm ngâm trong nước ấm hoặc lạnh với một nhiệt độ vừa phải, sau đó đặt lên mắt trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Phương pháp chườm này giúp mắt của mẹ bầu thư giãn hơn, giảm sưng, viêm và cảm giác khó chịu.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về biểu hiện đau mắt đỏ khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý. Nếu xảy ra các bất thường, hãy đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được các bác sĩ giàu chuyên môn trực tiếp thăm khám nhé và điều trị nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *