Hậu quả khôn lường khi để xương cá mắc vào họng lâu ngày

Xương cá mắc vào họng lâu ngày có thể để lại những biến chứng nguy hiểm liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bị hóc. Thế nhưng, dường như, không nhiều người ý thức được điều này. Hiện nay, số ca bệnh điều trị do biến chứng xương cá lâu ngày trong cổ họng cũng không hề ít.

Bạn đang đọc: Hậu quả khôn lường khi để xương cá mắc vào họng lâu ngày

1. Những nguy hiểm không ngờ khi hóc xương cá lâu ngày

Hóc xương cá là một trong những tai nạn rất dễ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này được khi nhận với biểu hiện họng vướng, khó nuốt, nuốt đau sau khi nuốt phải xương cá cùng một số triệu chứng có thể khác như: chảy dãi, khó thở, nước bọt có màu máu,… Trong nhiều trường hợp nguy hiểm, xương cá gây góc có thể ảnh hưởng đến hô hấp, người bệnh khó thở, nghẹt thở,… có liên quan trực tiếp đến tính mạng người bị hóc.

Hậu quả khôn lường khi để xương cá mắc vào họng lâu ngày

Hóc xương cá lâu ngày có thể để lại nhiều hệ lụy không ngờ tới

Tình trạng hóc xương cá có thể giải quyết khá dễ dàng nếu người bị hóc sớm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và gắp xương cá. Thông thường, thao tác này không tốn nhiều thời gian và hầu như không để lại biến chứng. Tuy nhiên, việc xương cá bị mắc vào hầu họng lâu ngày có thể mang đến những bất lợi về sức khỏe cho người bị hóc.

1.1. Nguy cơ viêm nhiễm hô hấp khi xương cá mắc vào họng lâu ngày

Xương cá mắc vào cổ họng là tình huống rất dễ xảy ra. Thông thường, nếu không lấy ra kịp thời, xương cá có thể đâm sâu vào niêm mạc, gây viêm nhiễm và áp xe cục bộ. Bên cạnh đó, nguy cơ hoại tử các mô quanh vị trí xương cá đâm và viêm nhiễm lan rộng ra các bộ phận hô hấp cũng rất cao. Khi khối áp xe hình thành và lâu ngày quá phát, có thể dẫn đến tắc khí quản, gây khó thở, ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.

1.2. Ảnh hưởng đến thực quản và động mạch chủ

Thực quản là nơi thức ăn được đưa đến và vận chuyển đến khu vực các bộ phận tiêu hóa. Khi xương cá mắc hóc ở khu vực thực quản lâu ngày, thức ăn hằng ngày vận chuyển qua đây sẽ tiếp xúc với xương cá, có thể khiến xương cá đâm sâu hơn vào thực quản, nguy cơ đâm vào động mạch chủ cao.

Nhiều trường hợp xương cá đâm xuyên qua thực quản và lộ ra ngoài đau đớn. Trong khi đó, nguy cơ thủng động mạch, nhiễm trùng máu cũng rất nguy hiểm.

1.3. Xương cá mắc vào họng lâu ngày có thể trở thành dị vật đường tiêu hóa

Rất nhiều người khi bị mắc xương trong cổ họng thường cố nuốt xuống dạ dày. Hoặc, đôi khi, trong quá trình sinh hoạt, ăn uống, xương cá được đẩy xuống dạ dày một cách khiên cưỡng. Khi đó, xương cá có thể trở thành dị vật đường tiêu hóa.

Khi này, xương cá dài, sắc, nhọn có nguy cơ đâm thủng dạ dày, thủng ruột non, ruột già,… từ đó, khiến tình trạng viêm phúc mạc và viêm nhiễm ổ bụng dễ hình thành. Đây cũng là mối nguy đe dọa tính mạng trực tiếp mà chúng ta cần chú ý.

Ngoài ra, những khó khăn về vấn đề ăn uống, việc ho, đau tức (họng/bụng) thường xuyên từ tình trạng hóc xương cá cũng là những trở ngại lớn mà người bị hóc phải gánh chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm trạng của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Vẹo vách ngăn mũi là gì, có nguy hiểm không?

Hậu quả khôn lường khi để xương cá mắc vào họng lâu ngày

Hóc xương cá lâu ngày có thể biến chứng thành hiện tượng dị vât đường tiêu hóa

2. Xử trí đúng cách tránh biến chứng từ hóc xương cá lâu ngày

Để phòng ngừa những biến chứng từ hóc xương cá, các bác sĩ tai mũi họng TCI cho biết:

– Khi có cảm giác hóc xương cá nói riêng và tình trạng hóc nói chung, cần nhanh chóng loại bỏ hết thức ăn khỏi miệng, không cố nuốt thêm. Người bị hóc thường có xu hướng muốn ho, khạc khi này nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng và không cố gắng ho khạc. Trong khi thực hiện điều này, nhiều trường hợp may mắn, xương cá có thể văng trôi ra ngoài.

– Trong trường hợp sau đó xương cá vẫn còn mắc trong cổ họng hoặc cảm giác đau, hóc vẫn còn, người bị hóc cần sớm đến các cơ sở y tế để bác sĩ tai mũi họng kiểm tra, lấy xương cá và tránh tình trạng sót xương. Tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có cách lấy xương cá phù hợp. Với tình trạng xương cá ở khu vực hạ họng, sâu phía dưới, việc nội soi gắp xương cá là điều cần thiết.

– Với tình trạng xương cá mắc hóc lâu ngày, do xương cá có thể di động ở nhiều vị trí, người bị hóc cần được xác định vị trí của xương cùng các biến chứng mà xương cá để lại. Rất nhiều trường hợp biến chứng nặng cần phẫu thuật phức tạp để giải quyết xương cá và bệnh lý phát sinh. Các bác sĩ cũng cho biết, tình trạng xương cá trở thành dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm và điều trị khó. Do đó, không nên để xương cá mắc hóc lâu ngày mới đi giải quyết. Bên cạnh đó, cần phòng ngừa đúng cách để hạn chế tình trạng hóc xương.

Hậu quả khôn lường khi để xương cá mắc vào họng lâu ngày

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan quá phát là gì? thông tin cần thiết

Thăm khám khi bị hóc để được khám và chỉ định lấy xương cá phù hợp

3. Phòng ngừa đúng cách tránh tình trạng hóc xương cá

Hóc xương cá có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bản thân mỗi người chúng ta cần chủ động tránh tình trạng hóc xương cá bằng các việc làm thiết thực như:

– Khi chuẩn bị bữa ăn, với các món có thể, nên loại bỏ xương trước khi đưa lên bàn ăn, đặc biệt là khi trong nhà có trẻ nhỏ hay người già.

– Nên cẩn trọng trong ăn uống để tránh hóc, không nên vừa ăn vừa nô đùa, nói chuyện hay xem các thiết bị điện tử để tránh xao nhãng việc nhai hay phát hiện xương.

– Với trẻ nhỏ và người già hay người vừa mới thực hiện gây mê/ gây tê, cần gỡ từng mảnh xương hoặc chế biến các món cá bằng việc xay nhuyễn để tránh xương còn sót.

– Không nên cố nuốt xương.

Ngoài ra, khi bị hóc xương, các bác sĩ cũng lưu ý người bệnh không tự ý dùng tay móc xương hay cố nuốt xương xuống bởi đây đều là những hành động có thể khiến hầu họng tổ thương hoặc khiến các biến chứng từ xương cá dễ xảy ra hơn. Cần sớm đến các cơ sở y tế gắp xương, tránh tình trạng xương cá mắc vào họng lâu ngày nhiều hệ lụy không ngờ đến và được xử lý phù hợp với những tác động tiêu cực mà xương cá gây nên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *