Thoát vị đĩa đệm là một trong những vấn đề về xương khớp phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt với người cao tuổi. Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi không chỉ gây ra sự khó chịu, đau đớn mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và việc vận động hàng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già sẽ giúp họ có thể sống khỏe mạnh hơn. Cùng tìm hiểu về bệnh qua bài viết dưới đây của TCI!
Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
1. Tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
1.1. Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi các đĩa đệm bị tổn thương hoặc thoát khỏi vị trí bình thường của chúng, gây ra sự cố đau đớn và khó chịu. Đĩa đệm là những cấu trúc mềm dẻo nằm giữa các đốt sống, có tác dụng giảm ma sát và hấp thụ lực cho cột sống. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng cao, các đĩa đệm này có thể bị mất tính linh hoạt và dễ bị tổn thương hơn.
Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh
1.2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người già
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi tuổi tác tăng cao, các đốt sống và các đĩa đệm bắt đầu mất đi sự linh hoạt và độ bền, dẫn đến việc thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi còn đến từ một số yếu tố khác như:
– Chấn thương: Các chấn thương cột sống, chẳng hạn như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao quá sức,… có thể gây thoát vị đĩa đệm.
– Tư thế sai: Tư thế sai trong sinh hoạt, lao động,… gây áp lực lên cột sống, dẫn đến nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
– Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
– Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp, loãng xương,… có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi.
2. Các triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi khi bị thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của đĩa đệm.
2.1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
– Đau nhức tại vùng cổ vai gáy, cơn đau lan dần xuống 2 bả vai. Cơn đau tăng dần khi thực hiện các động tác xoay cổ, ưỡn cổ hoặc phải duy trì cổ ở một tư thế trong thời gian dài.
– Cảm thấy tê bì ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay do áp lực lên dây thần kinh.
– Trong một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi cử động, suy nhược cơ bắp tay, khó cầm nắm đồ vật.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp uống thuốc gì
Đau nhức tại vùng cổ là triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ
2.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
– Đau lưng là triệu chứng chính của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng ở người cao tuổi. Cơn đau có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong thời gian dài. Tình trạng đau có thể lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện.
– Khó cúi/ gập người do đĩa đĩa đệm trượt/ thoát vị khiến dây thần kinh cột sống bị chèn ép, gây nên những cơn đau dữ dội khi cúi/ gập.
– Đau thần kinh tọa, cơn đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực và dọc theo khoang liên sườn.
– Tê hoặc yếu cơ 2 chi dưới, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông. Một vài người bệnh có thể cảm thấy khó gấp/ duỗi ngón chân cái
– Khó khăn khi đi chuyển do các cơn đau lưng khiến việc đi lại trở nên khó khăn và gây mệt mỏi.
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già: Các phương pháp phổ biến
3.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật dành cho người cao tuổi
Việc chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và triệu chứng của người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp nhẹ, các phương pháp không phẫu thuật có thể được áp dụng để giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi không quá nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm đau và làm giảm đau khu vực bị tổn thương. Các loại thuốc điều trị thường được bác sĩ chỉ định như sau:
– Thuốc giảm đau: Những loại thuốc này có thể giúp giảm đau và làm giảm sự khó chịu cho người bệnh.
– Thuốc chống viêm non-steroid: Việc sử dụng thuốc kháng viêm có thể giúp làm giảm việc viêm nhiễm và giảm đau cho người bệnh.
– Thuốc chống co cứng cơ: Những loại thuốc này có tác dụng giúp giãn các cơ xung quanh khu vực bị tổn thương, giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt.
Điều trị bằng liệu pháp vật lý
Ngoài việc sử dụng thuốc, điều trị thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi cũng có thể được tiến hành bằng các liệu pháp vật lý như: các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vật lý trị liệu, xoa bóp, kéo giãn cột sống, thắt lưng,…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Vật lí trị liệu là phương pháp thường được áp dụng để giảm bớt các cơn đau cho người bệnh
3.2. Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già
Trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi nghiêm trọng, phẫu thuật chính là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ được tiến hành để loại bỏ các mảng đĩa đệm bị tổn thương và tái thiết lập lại vị trí bình thường của chúng.
Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi, việc phục hồi chức năng là rất quan trọng để giúp người bệnh có thể trở lại hoạt động hàng ngày một cách bình thường. Việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật có thể được tiến hành bằng các phương pháp như tập luyện với chuyên gia, thực hiện các bài tập tại nhà, sử dụng các thiết bị hỗ trợ,…
Thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Nếu có các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.