Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phổ biến, mang đến cảm giác đau đớn và cản trở nghiêm trọng sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng vì chúng ta có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách chăm sóc sức khỏe đúng cách. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp người bị thoái hóa khớp gối nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bạn đang đọc: Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

1. Tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của thoái hóa khớp gối

1.1. Bị thoái hóa khớp gối do những nguyên nhân nào?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp gối:

Tuổi tác

Sự thoái hóa khớp gối thường đi kèm với quá trình lão hóa, thường gặp ở những người trên 55 tuổi. Theo thời gian, quá trình tổng hợp của sụn lại càng có xu hướng suy giảm, sụn khớp gối dần bị bào mòn, dẫn đến tình trạng thoái hóa.

Chấn thương hoặc làm việc công việc ảnh hưởng đến khớp gối

Những chấn thương thường ngày trong sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối. Nếu xảy ra chấn thương liên quan đến phần xương bánh chè, dây chằng, đầu dưới khớp đùi,… đều có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối sớm do sụn khớp gối bị tổn thương nghiêm trọng.

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

Các chấn thương tại vùng gối có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối ở người bệnh

Thừa cân, béo phì

Cân nặng quá mức làm tăng áp lực lên khớp gối, khiến khớp dễ bị thoái hóa sớm hơn.

Luyện tập sai cách

Vận động thường xuyên được xem như “liều thuốc bổ” cho sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc quá mức cũng có thể dẫn đến quá trình thoái hóa nhanh hơn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối. Bao gồm:

– Tình trạng lạm dụng corticoid có thể dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

– Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gout, bệnh vẩy nến… cũng có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp gối.

– Sinh hoạt sai tư thế.

Việc hiểu rõ nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối sẽ giúp bạn có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

1.2. Nhận diện sớm các triệu chứng đặc trưng khi bị thoái hóa khớp gối

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn nên chú ý:

– Tình trạng đau nhức thường xuất hiện bên trong và xung quanh khớp gối. Cơn đau thường tăng lên khi vận động, leo cầu thang hoặc khi đứng lên sau khi ngồi lâu. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng sưng đau, tràn dịch hay vẹo khớp gối do viêm khớp gối

– Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi lâu một chỗ.

– Giảm khả năng vận động và linh hoạt tại khớp gối, khó khăn khi đi lại, gập duỗi chân, hoặc leo cầu thang.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc phát hiện và điều trị sớm thoái hóa khớp gối có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gãy xương mác và cách điều trị phù hợp

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

Cứng khớp là tình trạng thường xảy ra khi bị thoái hóa khớp gối

2. Chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

2.1. Tuân thủ điều trị của bác sĩ và thực hiện thăm khám định kỳ

Chủ động tuân thủ điều trị và thực hiện thăm khám định kỳ là bí quyết vàng giúp người bệnh thoái hóa khớp gối kiểm soát bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này không chỉ giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe mà còn đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự điều trị tốt nhất.

Những biện pháp điều trị người bệnh cần tuân thủ

– Tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, không tự y ý ngừng hoặc điều chỉnh liều lượng mà không có sự hướng dẫn

– Sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.. Không nên tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau.

– Vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để có thể cải thiện phạm vi chuyển động, giảm đau và tăng cường sức mạnh cơ bắp cho người bệnh thoái hóa khớp gối.

– Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp gối, băng thun… để giảm áp lực lên khớp gối.

Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi và kiểm soát hiệu quả bệnh thoái hóa khớp gối. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định thăm khám cụ thể, thường từ 3 đến 6 tháng/lần.

Dưới đây là những lợi ích thiết yếu của việc thăm khám định kỳ:

– Giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

– Tạo cơ hội để người bệnh trao đổi với bác sĩ về bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào liên quan đến sức khỏe của mình.

2.2. Thay đổi lối sống hàng ngày để cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt

Khi điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ thường kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày của người bệnh để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ triệu chứng. Một số lưu ý bao gồm:

Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng quá mức là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây thoái hóa khớp gối. Việc giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên khớp gối, giảm đau và cải thiện chức năng khớp.

Bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người bị thoái hóa khớp gối

>>>>>Xem thêm: Vì sao mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai?

Người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lí để giảm áp lực lên các khớp gối

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt và giảm đau khớp. Tuy nhiên cần tập luyện đúng cách, không nên tập quá sức.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sụn khớp như: glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin D…

Hạn chế những thói quen gây áp lực lên khớp gối

– Hạn chế mang vác vật nặng.

– Tránh các hoạt động thể thao mạnh như: chạy nhảy, đá bóng…

– Ngồi đúng tư thế khi làm việc và sinh hoạt, tránh ngồi/ đứng quá lâu để giảm gánh nặng lên khớp.

Những lưu ý trên có thể giúp người bệnh thoái hóa khớp gối không chỉ giảm bớt triệu chứng mà còn duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực. Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích về căn bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, vui lòng liên hệ với TCI qua đường dây nóng để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *