Gãy xương đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Gãy xương đòn nguyên nhân thường do những tác động ngoại lực rất mạnh vào vùng vai. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị theo những phương pháp khác nhau như điều trị bảo tồn, phẫu thuật,… Bên cạnh đó người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để xương nhanh hồi phục. 

Bạn đang đọc: Gãy xương đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

1. Gãy xương đòn là gì?

Gãy xương đòn (hay còn gọi gãy xương quai xanh) là chấn thương tại xương đòn sau tai nạn trong thể thao, sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông.

Xương đòn khi gãy thường không quá nguy hiểm và nhanh lành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn do chấn thương mạnh hoặc tai nạn nghiệm trọng. Lúc này các mảnh xương gãy ra có thể tác động vào bó dây thần kinh hoặc mạch máu quan trọng dưới xương đòn, đồng thời đám rối cánh tay hay đâm vào đỉnh phổi gây tràn khí hoặc tràn máu màng phổi đe dọa tới tính mạng.

Gãy xương đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Gãy xương đòn là chấn thương tại xương đòn sau tai nạn trong thể thao, sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông.

2. Phân loại gãy xương đòn

Phân loại tình trạng này sẽ dựa theo vị trí gãy trên xương đòn:

– Gãy thân xương đòn.

– Gãy đầu ngoài xương đòn.

– Gãy đầu trong xương đòn.

Theo đó, có tới gần 70% các trường hợp chấn thương gãy tại thân xương đòn, 30% gãy tại đầu ngoài xương đòn và khoảng 2-3% gãy tại đầu trong xương đòn. Trong đó, gãy đầu trong xương đòn tuy tỷ lệ ít gặp nhất nhưng lại mang tới những biến chứng nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ liệt cánh tay nếu không được phẫu thuật.

3. Triệu chứng gãy xương quai xanh

Sau tai nạn hay chấn thương, người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện đột ngột những triệu chứng sau đây. Đồng thời các mức độ này có thể tăng lên sau một vài ngày:

– Đau tại vùng vai sau tai nạn, các cơn đau tăng lên khi vận động

– Sưng phồng tại vị trí vai, hõm xương vai

– Bầm tím toàn bộ vùng vai

– Cảm giác cứng nhắc, khó khăn để hoạt động vai

– Có tiếng rắc, cọ xương khi người bệnh cố vận động vai

– Có thể nhìn thấy đầu xương đòn di chuyển đẩy lồi ra da.

– Đối với trẻ em không vận động cánh tay sau sinh có thể là dấu hiệu gãy xương quai xanh sơ sinh.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị sớm. Việc trì hoãn hay chủ quan, tự điều trị có thể để lại các di chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu gãy xương đòn kèm theo biến chứng mà không được phát hiện sớm rất có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Gãy xương đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khi bị gãy xương đòn người bệnh sẽ thấy đau tại vùng vai sau tai nạn, các cơn đau tăng lên khi vận động

4. Nguyên nhân gây gãy xương quai xanh

– Ngã: trường hợp chấn thương do ngã đập vai hoặc chống tay xuống nền, đập vào vật cứng.

– Chấn thương trong thể thao: gãy xương quai xanh thường gặp sau va chạm mạnh như trượt chân ngã hoặc gậy đập vào vai.

– Tai nạn giao thông: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương này. Tuy nhiên, trong trường hợp này người bệnh thường kèm theo gãy xương sườn, gãy tay, gãy chân hoặc tổn thương các cơ quan khác gọi là đa chấn thương.

– Tai nạn khi sinh đẻ: điều này thường gặp ở trẻ sinh thường. Trong các trường hợp thai quá lớn, khó sinh và cần can thiệp sản khoa.

5. Cách chẩn đoán bệnh

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định làm các cận xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

– Thăm khám lâm sàng: Người bệnh bị nghi ngờ gãy xương đòn sẽ được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng ổ gãy, kiểm tra mạch và cảm giác vùng bàn tay để phát hiện sớm tổn thương vào mạch máu và thần kinh cánh tay.

– Chụp X-quang: dựa vào phim chụp X-quang ngực thẳng để bác sĩ có thể xác định vị trí, loại gãy và mức độ di lệch của đầu xương. Từ đó lên phương án cố định phù hợp.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này có mục đích để đánh giá tổn thương ở nhiều cơ quan khác trong trường hợp đa chấn thương.

– Siêu âm: bác sĩ có thể chỉ định đòn siêu âm Doppler động mạch cánh tay cho người bệnh gãy xương để phát hiện tổn thương đứt hoặc dập nát động mạch nếu nghi ngờ.

6. Phương pháp điều trị

6.1. Điều trị bảo tồn gãy xương đòn

Hầu hết trường hợp gãy xương quai xanh không cần thiết phải phẫu thuật. Nếu phần xương bị gãy ở vị trí dễ lành lại, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương pháp:

– Đeo đai số 8 kết hợp treo tay: Các trường hợp gãy ít di lệch sẽ điều trị bằng cách đeo đai số 8 và treo tay trong thời gian từ 4 đến 6 tuần. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi hồi phục cũng như giúp ngăn ngừa các phần xương bị gãy di chuyển và hoạt động.

– Thuốc: Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ lên đơn thuốc phù hợp cho từng người bệnh.

– Vật lý trị liệu: Chuyên gia sẽ hướng dẫn các bài tập hỗ trợ cải thiện chuyển động ở cánh tay, đồng thời tăng cường sức mạnh cho vai và ngăn ngừa cứng khớp.

Gãy xương đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau lưng mất ngủ & biểu hiện của bệnh lý

Nếu phần xương bị gãy ở vị trí dễ lành lại, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định đeo đai số 8 kết hết treo tay

6.2. Điều trị phẫu thuật gãy xương đòn

Người bệnh  cần thực hiện phẫu thuật nếu gặp một trong các trường hợp sau:

– Tổn thương mạch máu, dây thần kinh.

– Thủng màng phổi và gây tràn khí, tràn máu màng phổi.

– Gãy xương đòn có nguy cơ gây chọc thủng da hoặc màng phổi

– Gãy xương hở.

– Hai đầu xương gãy di lệch xa nhau.

– Gãy nhiều xương, đặc biệt là gãy xương đòn và xương bả vai cùng bên.

– Chỉ định mổ muộn trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại, không liền xương hoặc khớp giả xương đòn có triệu chứng bất thường.

– Có thể chỉ định mổ sớm trong trường người bệnh có nhu cầu phẫu thuật để có thể vận động sinh hoạt sớm.

Trên đây là các thông tin về gãy xương đòn mà có thể bạn chưa biết, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết các dấu hiệu và cách điều trị. Khi thấy triệu chứng xuất hiện cần thăm khám sớm để được xử lý kịp thời, tránh để lâu bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *