5 dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết

Căn bệnh ung thư trực tràng ngày càng phổ biến và nguy hiểm bởi những dấu hiệu ung thư trực tràng dễ gây nhầm lẫn với bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng chữa khỏi có thể lên tới 90%. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: 5 dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết

1. Yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng xuất hiện khi các tế bào ung thư bắt đầu khởi phát, không chỉ phát triển, xâm lấn trực tràng mà còn lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận gần 16.000 ca mắc mới và hơn 8.200 ca tử vong vì căn bệnh này.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng có liên quan tới lối sinh hoạt hàng ngày như:

– Thừa cân hoặc béo phì, lười tập luyện thể thao: Không tập luyện thể thao thường xuyên dẫn tới thừa cân và làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng cho cả hai giới đặc biệt là nam.

– Một số loại thực phẩm: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp), đồ muối chua làm gia tăng mức độ và nguy cơ mắc bệnh.

– Hút thuốc và uống rượu bia thường xuyên: Thói quen hút thuốc và rượu bia trong thời gian dài góp phần làm tăng ung thư trực tràng và một số loại ung thư khác.

– Mắc các tổn thương khác làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng như: Hội chứng ung thư đại trực tràng không di truyền polyp, bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình…

5 dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết

Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh xuất hiện phổ biến tại đường tiêu hóa

2. Một số dấu hiệu ung thư trực tràng nên lưu ý

Việc nắm rõ cách nhận biết dấu hiệu của ung thư trực tràng có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Khi phát hiện các bất thường sớm sẽ giúp tỷ lệ chữa khỏi cao và điều trị kịp thời, tăng cơ hội sống cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh có thể chủ động thay đổi chế độ ăn uống để làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh mà bạn nên lưu ý:

2.1. Cơn đau bụng tại vùng thượng vị là dấu hiệu ung thư trực tràng đặc trưng

Đau bụng là một trong những triệu chứng cơ bản mà người bệnh sẽ gặp phải. Các cơn đau thường không có quy luật cụ thể và có thể đau ở bất kỳ thời gian nào.

2.2. Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Thường xuyên gặp phải các triệu chứng có liên quan tới rối loạn tiêu hóa với biểu hiện như: Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đại tiện, táo bón…

Triệu chứng này có điểm khá giống với nhiều bệnh lý tiêu hóa khác nên người bệnh thường chủ quan không thăm khám sớm

2.3. Đại tiện ra máu – Một trong những dấu hiệu ung thư trực tràng phổ biến

Người mắc bệnh khi đi đại tiện có thể gặp tình trạng trong phân có lẫn máu và chất nhầy của niêm mạc ruột. Số lần đại tiện trong ngày cũng tăng dần.

2.4. Thay đổi thói quen đại tiện và kích thước, hình dạng phân

Thói quen đại tiện, giờ giấc đi ngoài thay đổi, số lần đi ngoài có thể từ vài lần tới hàng chục lần trong ngày. Người bệnh có thể bị táo bón, đi ngoài phân lỏng hoặc xen kẽ cả táo bón.

Ngoài ra còn có sự thay đổi về kích thước, hình dạng và tính chất phân. Tùy thuộc vào vị trí khối u mà những đặc điểm này có thể khác nhau.

2.5. Cơ thể mệt mỏi và suy nhược

Tình trạng mệt mỏi do ung thư trực tràng thường có liên quan tới thiếu máu. Nguyên nhân là do mất máu khi đại tiện hoặc do khối u trong cơ thể phát triển ngày một lớn. Người bệnh sẽ cảm thấy kiệt sức ngay sau khi đã nghỉ ngơi. Kèm theo đó là cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn tới suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh còn những hạn chế như:

– Các triệu chứng của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên không phải lúc nào những dấu hiệu đó xảy ra cũng là ung thư. Chính vì vậy cần có sự can thiệp của bác sĩ để đánh giá và chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

– Có thể gây tâm lý lo lắng, căng thẳng nếu nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của bệnh ung thư. Do đó cần phải giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh và thăm khám để chẩn đoán bệnh sớm.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bọc răng sứ 2 răng cửa bị hô

5 dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết

Phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư trực tràng giúp tăng khả năng điều trị bệnh thành công

3. Những phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán ung thư trực tràng

Một số phương pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán ung thư trực tràng bao gồm:

– Thăm khám lâm sàng: Đánh giá các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, xác định các yếu tố nguy cơ và định hướng các phương pháp để chẩn đoán chuyên sâu hơn.

– Nội soi đại trực tràng: Là một trong những phương pháp được chỉ định đầu tiên nhằm xác định các tổn thương ở vùng này. Có thể nội soi bằng ống mềm hoặc ống cứng, tùy thuộc vào vị trí tổn thương ở trực tràng hay khung đại tràng. Các hình ảnh nội soi thu được giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở trực tràng và đại tràng. Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc lấy mô sinh thiết để xác định tính chất của khối u.

– Siêu âm ổ bụng: Tuy phương pháp này không thể giúp phát hiện các khối u ở trực tràng nhưng có thể sử dụng trong chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn. Thời điểm này khối u đã lớn hơn, siêu âm sẽ chỉ ra được một số dấu hiệu gián tiếp như lồng ruột, tắc ruột…

– Chụp cắt lớp CT và chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này có thể được bác sĩ chỉ định thay thế cho nội soi để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng trong một số trường hợp cần thiết. Hai phương pháp này đóng vai trò xác định giai đoạn ung thư sau khi đã có chẩn đoán cụ thể.

5 dấu hiệu ung thư trực tràng bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: “Giải mã” tại sao niềng răng bị hóp má và cách khắc phục 

Chủ động kiểm tra giúp chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên,… thì việc kiểm tra sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng. Hoạt động này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư trực tràng và tăng cơ hội điều trị thành công. Bài viết trên là những thông tin cần lưu ý về dấu hiệu ung thư trực tràng. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *