Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và cách điều trị

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có tác động lớn tới sức khỏe người mắc phải. Tiểu cầu là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu (xuất huyết) nguy hiểm. Vậy cách điều trị bệnh này thế nào?

Bạn đang đọc: Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và cách điều trị

Thế nào là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và cách điều trị
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có tác động lớn tới sức khỏe người mắc phải.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và là một loại bệnh lý miễn dịch nghiêm trọng. Bình thường khi cơ thể bị vi trùng, vi rút, ký sinh trùng… tấn công, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất kháng thể để chống lại. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó.

Trong trường hợp mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu. Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách. Tình trạng này gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu dù chỉ có một tác động nhẹ. Đó chính là bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu.

Triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm thấp.

Trong đa số trường hợp, người bệnh dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, rong kinh, tiểu máu, ói máu, xuất huyết não….

Tìm hiểu thêm: Chỉ số cholesterol là gì? bao nhiêu là hợp lý

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và cách điều trị
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và là một loại bệnh lý miễn dịch nghiêm trọng.

Cách chuẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh qua các xét nghiệm như: công thức máu, phết máu ngoại biên và tủy đồ. Xét nghiệm tủy đồ là một xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh: bác sĩ sẽ dùng một kim lớn đâm xuyên vào xương chậu người bệnh để rút dịch tủy xương soi dưới kính hiển vi để quan sát tế bào máu. Bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nên người bệnh không có cảm giác đau đớn.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như:

-Các xét nghiệm vi sinh: HBsAg, anti HCV, anti HIV, huyết thanh chẩn đoán H.Pylory…

-Các xét nghiệm miễn dịch: ANA, Anti DsDNA, LE cell, ANA 8 profile, TSH, FT3, FT4…

-Các xét nghiệm được thực hiện thêm nếu có kèm thêm tình trạng thiếu máu: hồng cầu lưới, sắt huyết thanh, Ferritin, Billirubin, Haptoglobin, LDH, nghiệm pháp Coombs trực tiếp…

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Bí quyết để luôn khỏe mạnh trong mùa đông

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu qua các xét nghiệm như: công thức máu, phết máu ngoại biên…

Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu bằng cách nào?

Người bệnh cần được điều trị khi số lượng tiểu cầu giảm chỉ còn dưới 20 x 109/L. Hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30 x 109/L kèm theo xuất huyết nhiều dưới da và niêm mạc, việc điều trị cũng cần tiến hành ngay. Các phương pháp điều trị bao gồm:

-Sử dụng thuốc (nội khoa): Loại thuốc phổ biến nhất và được chọn dùng trước tiên là nhóm Corticoids. Các thuốc này thường được chỉ định dùng liều cao và kéo dài để ức chế miễn dịch. Nếu dừng thuốc đột ngột, dễ xảy ra biến chứng suy tuyến thượng thận cấp. Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng. mặc dù các thuốc nhóm này có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu dùng kéo dài, tuy nhiên vẫn cần dùng thuốc vì mục đích chữa trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nguy hiểm đến tính mạng vẫn được ưu tiên trên hết. Để chống lại các biến chứng, bác sĩ sẽ theo dõi, xử trí và giảm liều sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Khi người bệnh trong tình trạng cấp cứu, hoặc bệnh nặng đến mức đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể lựa chọn sử dụng các thuốc: Gamma globulin truyền tĩnh mạch, anti D truyền tĩnh mạch, corticoids liều cao. Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng nâng tiểu cầu trong thời gian ngắn, số lượng tiểu cầu sẽ có thể giảm thấp trở lại sau một thời gian.

Ngoài ra, có thể dùng loại thuốc mới là Rituximab. Thuốc này sẽ được bác sĩ lựa chọn nếu người bệnh không đáp ứng với nhóm Corticoids và không thể thực hiện phẫu thuật cắt lách. Người bệnh cũng có thể được sử dụng thuốc kích thích tăng tạo tiểu cầu – được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp khác. Nhược điểm là loại thuốc này giá rất cao, phải sử dụng lâu dài, hầu hết người bệnh sẽ tái phát giảm tiểu cầu nếu dừng uống thuốc.

-Điều trị bằng ngoại khoa: Áp dụng với những bệnh nhân bị tái phát nhiều lần, phụ thuộc thuốc Corticoids hoặc khi có quá nhiều biến chứng do thuốc trong khi số lượng tiểu cầu còn thấp. Phẫu thuật nội soi cắt lách là giải pháp cần thiết và hiệu quả, với mức độ an toàn khá cao, tỷ lệ đáp ứng tăng tiểu cầu là 70-80% và tỉ lệ giữ được đáp ứng lâu dài là 60-70%. Tuy nhiên sau khi cắt lách, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, có thể nhiễm trùng rất nặng. Sau khi cắt lách, người bệnh cần dùng kháng sinh phòng ngừa ít nhất trong 2 năm.

-Trong trường hợp tất cả các phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc ức chế miễn dịch khác để điều trị sau khi cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn tác dụng phụ của nó gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *