Dấu hiệu bệnh bướu cổ là gì luôn khiến nhiều người quan tâm muốn tìm hiểu bởi đây là bệnh phổ biến và gây nhiều ảnh hưởng xấu tới người mắc. Cũng như các bệnh của tuyến giáp nói chung, bướu cổ xảy ra khi xuất hiện một khối u lồi ra ở vùng cổ. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh bướu cổ (bướu giáp) đơn thuần, chiếm tới 80% tổng số trường hợp bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Đâu là những dấu hiệu bệnh bướu cổ bạn cần biết?
Đâu là những dấu hiệu bệnh bướu cổ bạn cần biết?
-
Dấu hiệu bệnh bướu cổ là gì luôn khiến nhiều người quan tâm muốn tìm hiểu
- Dấu hiệu bệnh bướu cổ là gì luôn khiến nhiều người quan tâm muốn tìm hiểu
Bướu cổ hầu như không gây nên những triệu chứng cụ thể nào vì nó quá nhỏ để người bệnh có thể cảm nhận được mà thường chỉ được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc các phương pháp như chụp CT, siêu âm…
Khi bướu lớn, có thể nhận biết được qua hiện tượng cổ bị cứng và bành ra. Ngược lại, khi khối bướu mới phát sinh hoặc còn nhỏ chỉ có thể nhận biết qua các biểu hiện như:
– Cảm giác đau cổ họng hoặc luôn luôn thấy cổ họng bị vướng.
– Khó nuốt.
– Khó thở.
– Cảm giác hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các biểu hiện của tình trạng dư thừa hormone.
– Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh…
-
Tìm hiểu thêm: 5 loại thực phẩm tốt cho lá lách giúp tăng cường sức khỏe
Dấu hiệu bệnh bướu cổ quá nhỏ và khaó cảm nhận được mà thường chỉ được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe hoặc chụp CT, siêu âm…
- Dấu hiệu bệnh bướu cổ quá nhỏ và khó cảm nhận được mà thường chỉ được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe hoặc chụp CT, siêu âm…
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ
-Tình trạng thiếu hụt iod trong cơ thể: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng iod, tuyến này sẽ giảm sản sinh hormone. Để bù vào lượng thiếu hụt, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản sinh thêm hormone, khiến tuyến giáp phình to ra, hình thành bướu cổ.
– Rối loạn bẩm sinh (có tính chất gia đình): Một số người bệnh mắc chứng rối loạn tuyến giáp từ khi mới sinh ra, trong khi trong gia đình vốn có người từng mắc phải.
– Do dùng thuốc và thực phẩm gây suy giảm, giảm hormone tuyến giáp: Việc sử dụng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithi, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp hoặc ăn các thực phẩm có tác dụng ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp đều có thể gây bệnh bướu cổ. Mặt khác, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.
– Một số chất hòa tan trong nước ở một số vùng núi có nhiều canxi, magie… làm cho nước có độ cứng cao, gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp và gây bướu cổ.
– Các thuốc có thể gây ức chế tập trung iod và ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp.
– Bệnh mạn tính: Các bệnh như viêm đại tràng, tiêu chảy, bệnh thận mạn tính… đều gây rối loạn hấp thu và thải trừ iod.
– Độ tuổi: Trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người lớn. Đặc biệt tuổi dậy thì dễ mắc bệnh nhất vì lúc này nhu cầu hormone tuyến giáp ngoại vi rất cao.
– Nữ thường mắc bệnh nhiều hơn nam: Nữ giới nhất là ở tuổi dậy thì, khi có kinh, khi cho con bú dễ mắc bệnh vì lúc đó nhu cầu hormone tuyến giáp tăng và estrogen ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp.
– Điều kiện sinh hoạt, nhà ở chật chội, kém vệ sinh, ăn uống thiếu chất cũng gây thiếu iod và bướu cổ.
-
>>>>>Xem thêm: 5 thực phẩm giàu canxi hơn cả sữa
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh hiểu rõ các dấu hiệu bệnh bướu cổ
- Khi thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh hiểu rõ các dấu hiệu bệnh bướu cổ
Biện pháp đề phòng bướu cổ
Để phòng ngừa căn bệnh này, phương pháp hữu hiệu và cần thiết nhất là bổ sung đầy đủ lượng iod trong bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Ngoài ra, ăn các món giàu iod cũng giúp phòng bệnh hiệu quả. Đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc hải sản, dùng nước sạch, điều trị dứt điểm các bệnh tiêu hóa, sử dụng thuốc hợp lý…Mọi người cũng có thể dùng các loại dầu iod theo chỉ định của bác sĩ để phòng bệnh bướu cổ đơn thuần.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.