Chỉ số xét nghiệm máu rất quan trọng, góp phần phản ánh mức độ sức khỏe hiện tại trong cơ thể vì vậy bác sĩ thường chỉ định hoặc có thể là bắt buộc phải làm các xét nghiệm máu. Vậy cụ thể chỉ số xét nghiệm máu nói lên điều gì? Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới bài viết sau.
Bạn đang đọc: Chỉ số xét nghiệm máu nói lên điều gì?
- Chỉ số xét nghiệm máu rất quan trọng, góp phần phản ánh mức độ sức khỏe hiện tại của cơ thể và một số bệnh lý có thể mắc phải.
Các chỉ số xét nghiệm máu cần làm
Các chỉ số xét nghiệm máu cần thiết thông thường được bác sĩ chỉ định trong khi khám sức khỏe bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm công thức máu cho biết số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và các tế bào máu khác
- Xét nghiệm đường máu: Xét nghiệm giúp phản ánh lượng đường hiện tại trong máu của người bệnh.
- Xét nghiệm mỡ máu: Xét nghiệm này nhằm đo nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu.
- Xét nghiệm HIV: Chỉ số này giúp phát hiện virus HIV có tồn tại trong cơ thể hay không.
Chỉ số xét nghiệm máu nói lên điều gì?
Những chỉ số “biết nói” của xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ và người bệnh đánh giá sức khỏe tổng thể, phát hiện các rối loạn về thành phần tế bào máu, từ đó giúp phát hiện các triệu chứng bệnh lý mà người bệnh có thể mắc phải, đó là:
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh cảm lạnh
- Các chỉ số “biết nói” của xét nghiệm máu giúp phản ảnh nhiều bệnh lý mà người bệnh có thể đang mắc phải như nhiễm trùng máu, ung thư máu, tiểu đường, mỡ máu, bệnh Thalassemia, …
– Bạch cầu: Bạch cầu có giá trị bình thường: 4.0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào / lít). Nếu chỉ số này khác thường sẽ phản ánh:
+ Tình trạng nhiễm trùng: Nếu nhiễm khuẩn bạch cầu sẽ tăng, nếu nhiễm virus bạch cầu thường giảm
…
– Hồng cầu: Giá trị bình thường của hồng cầu gồm nam: 4,2 – 5.8 T/L (T/L: nghìn tỷ tế bào / lít), nữ: 3,8 – 5 T/L (T/L: nghìn tỷ tế bào / lít).
+ Phản ánh tình trạng thiếu máu
+ Bệnh máu khó đông
+ Bệnh đa hồng cầu
+ Bệnh di truyền Thalassemia
…
– Lượng Glucose trong máu: Lượng đường Glucose trong máu ở mức bình thường là từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt mức giới hạn cho phép người bệnh sẽ có nguy cơ cao đang mắc bệnh tiểu đường. Nếu dưới mức quy đinh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị huyết áp thấp.
– Mỡ máu (cholesterol, tryglycerid, hdl-choles, ldl-chles): Giới hạn bình thường cholesterol.từ 3,4-5,4 mmol/l; giới hạn bình thường tryglycerid từ 0,4-2,3 mmol/l; giới hạn bình thường hdl-choles. từ 0,9-2,1 mmol/l; giới hạn bình thường từ ldl-choles 0,0-2,9 mmol/. Nếu một trong số các chỉ số trên vượt mức giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao người bệnh sẽ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.
– Bạch cầu Lympho: Bạch cầu lympho có giới hạn dao động rất lớn, ở người bình thường có thể từ 4 – 10 G/L. Bạch cầu Lympho giảm có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên triệu chứng giảm bạch cầu Lympho có thể do bị nhiễm HIV. Khi đó chưa thể kết luận chính xác rằng người bệnh mắc bệnh HIV mà để chắc chắn rằng mình có mắc HIV không thì người bệnh cần làm xét nghiệm HIV
…
Khi nào cần làm xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu sẽ được chỉ định hoặc bạn nên làm xét nghiệm máu để có các chỉ số về máu trong các trường hợp sau:
>>>>>Xem thêm: 8 dấu hiệu của bệnh trầm cảm bạn cần biết
- Xét nghiệm máu sẽ được chỉ định hoặc bạn nên làm xét nghiệm máu để có các chỉ số về máu. Xét nghiệm máu tổng quát nên tiến hành 2 lần mỗi năm.
– Đánh giá sức khỏe tổng thể: Để đánh giá sức khỏe tổng quát cơ thể cần xét nghiệm máu. Việc tổng phân tích các tế bào máu sẽ đánh giá tình trạng viêm nhiễm như áp xe (áp xe gan, vú, …), nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh lý ung thư máu, phát hiện tình trạng thiếu máu, …
– Chẩn đoán bệnh lý: Nếu thấy cơ thể có các biểu hiện và triệu chứng khác thường như mệt mỏi, sốt, nôn, hoa mắt, ù tai, người xanh xao, … sẽ cần được xét nghiệm máu sau đó tổng phân tích các tế bào máu để tìm ra nguyên nhân các bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải.
– Theo dõi tình trạng bệnh lý: Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến tế bào máu như thiếu máu, đa hồng cầu, bệnh bạch cầu, … thì việc xét nghiệm sẽ giúp theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.
Bác sĩ khuyên với người trưởng thành, việc xét nghiệm máu tổng quát nên tiến hành 2 lần mỗi năm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.