Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3 là thời điểm tế bào ung thư đã lan ra ngoài niêm mạc đại tràng đến các hạch bạch huyết lân cận. Mặc dù các hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư nhưng bệnh vẫn chưa lan đến các cơ quan xa trong cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về triệu chứng bệnh và các phương pháp điều trị và triển vọng ở người bệnh ung thư đại tràng tại giai đoạn 3.
Bạn đang đọc: Những thông tin về bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3
1. Diễn biến chi tiết của ung thư đại tràng ở giai đoạn 3
Ung thư đại tràng diễn biến từ giai đoạn 0 đến 4, trong đó tại giai đoạn 3, nghĩa là ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa lan đến các bộ phận xa trên cơ thể. Trong giai đoạn 3, ung thư đại tràng tiếp tục được phân chia thành 3 nhóm là 3A, 3B, 3C tương ứng là 3 thời điểm có tốc độ phát triển khác nhau của bệnh.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3
1.1 Giai đoạn 3A
Người bệnh ung thư đại tràng được chẩn đoán ở giai đoạn 3A nếu nằm trong một trong các trường hợp sau đây:
– Ung thư vẫn ở lớp bên dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành đại tràng, đã lây lan từ 1 đến 3 hạch bạch huyết gần đó, hoặc đến các vùng mô gần hạch bạch huyết.
– Ung thư nằm ở lớp dưới niêm mạc và đã xâm lấn đến khoảng 4 tới 6 hạch bạch huyết lân cận.
1.2 Giai đoạn 3B
Giai đoạn 3B của ung thư đại tràng được xác định nếu người bệnh được chẩn đoán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Ung thư phát triển vào lớp thanh mạc của thành đại tràng hoặc vào lớp mô bao phủ các cơ quan trong bụng và xâm lấn từ 1 đến 3 hạch bạch huyết lân cận hoặc đến các vùng mỡ gần hạch bạch huyết.
– Ung thư đã phát triển vào lớp cơ hoặc lớp thanh mạc của thành đại tràng và xâm lấn khoảng 4 đến 6 hạch bạch huyết lân cận.
– Ung thư vẫn ở lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của thành đại tràng và đã xâm lấn đến 7 hoặc nhiều hơn hạch bạch huyết gần đó.
1.3 Giai đoạn 3C
Giai đoạn 3C của ung thư đại tràng được chẩn đoán xác định nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Ung thư đã phát triển xuyên qua lớp ngoài cùng của thành đại tràng đi vào lớp mô bao phủ các cơ quan trong bụng, và có từ 4 đến 6 hạch bạch huyết gần đó chứa ung thư.
– Ung thư đã phát triển vào lớp thanh mạc hoặc vào lớp mô bao phủ các cơ quan trong bụng và đã lan tới 7 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết gần đó.
– Ung thư đã phát triển xuyên qua thành đại tràng vào các cơ quan gần đó và lan đến ít nhất 1 hạch bạch huyết gần đó hoặc đến các khu vực mỡ gần hạch bạch huyết.
2. Các triệu chứng của ung thư đại tràng tại giai đoạn 3
Trong khi ung thư đại tràng giai đoạn 1 và 2 thường không có các dấu hiệu của bệnh rõ ràng, thì ở giai đoạn 3 có nhiều khả năng xuất hiện các triệu chứng đáng chú ý hơn. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u ở mỗi người bệnh.
2.1 Các triệu chứng chung và phổ biến của giai đoạn 3 ung thư đại tràng
Khối u trong đại tràng lúc này có thể gây tắc nghẽn, làm thu hẹp đường ruột. Khi khối u liên tục phát triển sẽ khiến không gian bên trong đại tràng có bị bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn.
Việc thu hẹp hoặc tắc nghẽn đại tràng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự di chuyển của chất thải, chất lỏng và khí. Kết quả là người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy).
Chảy máu cũng là một triệu chứng tiềm ẩn khác của bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3. Bạn có thể nhận thấy máu đỏ tươi trong phân hoặc phân có màu nâu sẫm hoặc đen.
Khối u chảy máu chậm có thể gây ra số lượng hồng cầu thấp, khiến người bệnh cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi bất thường.
Các triệu chứng khác có thể gặp phải của bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3 là: Buồn nôn, nôn mửa, ăn không ngon, đầy hơi, chướng bụng, giảm cân ngoài ý muốn.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ niềng răng uy tín ở Hà Nội không thể bỏ qua
Rối loạn đại tiện là một triệu chứng của ung thư đại tràng
2.2 Một số triệu chứng ít gặp hơn ở người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3
Có nhiều loại ung thư đại tràng khác nhau. Phần lớn trong số đó là ung thư biểu mô tuyến. Các loại ung thư đại tràng ít phổ biến hơn (ung thư tuyến đại tràng, các khối u mô đệm đường tiêu hóa…), đôi khi có thể có biểu hiện với các triệu chứng riêng biệt: Phân có nhiều chất nhầy, có thể cảm nhận được một khối cứng ở bụng, chứng mót rặn, cảm giác cần đi đại tiện ngay cả khi ruột trống rỗng.
3. Triển vọng và điều trị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3
3.1 Triển vọng của bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn 3
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 thường được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và một số trường hợp là xạ trị.
Bằng cách điều trị đúng hướng với phác đồ phù hợp, nhiều người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3 có các triệu chứng được thuyên giảm, tiến triển của ung thư được làm chậm. Đặc biệt, với các liệu pháp và phác đồ điều trị được cải tiến, bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3 có nhiều cơ hội sống hơn bao giờ hết. Ở giai đoạn tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với ung thư đại tràng là khoảng 72%.
Đối với người bị ung thư đại tràng, việc theo sát phác đồ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và hoàn thành các phương pháp điều trị được khuyến nghị sẽ cải thiện cơ hội đạt được kết quả tích cực. Trì hoãn điều trị có thể tăng rủi ro bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.
3.2 Điều trị
Phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u và mức độ xâm lấn của hạch bạch huyết… phác đồ điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 sẽ được đưa ra, sao cho phù hợp với sức khỏe và đạt được mục đích của mỗi người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bảo vệ con trẻ trước tình trạng sốc phản vệ
Điều trị ung thư đại tràng chuẩn Singapore tại Thu Cúc TCI
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị chính cho ung thư đại tràng giai đoạn 3. Phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Bác sĩ có thể sẽ loại bỏ bất kỳ mô và hạch bạch huyết lân cận nào có thể chứa tế bào ung thư trong quá trình phẫu thuật.
Hầu hết tất cả người mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3 đều được điều trị bằng hóa chất sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát.
Xạ trị đôi khi có thể được sử dụng như liệu pháp tân bổ trợ, thường song song với hóa trị liệu hay còn gọi là hóa xạ trị. Vào những thời điểm khác, xạ trị có thể được sử dụng như liệu pháp bổ trợ, đặc biệt với các khối u giai đoạn 3C đã gắn vào cơ quan lân cận hoặc có rìa dương tính (các mô còn sót lại sau phẫu thuật có tế bào ung thư). Đối với những người không phù hợp để phẫu thuật hoặc có khối u không thể phẫu thuật, liệu pháp xạ trị và/hoặc hóa trị có thể được sử dụng để thu nhỏ và kiểm soát khối u.
Liệu pháp miễn dịch là một hình thức điều trị giúp hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị chủ yếu dành cho ung thư đại tràng giai đoạn 3C.
Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị thường dành cho ung thư đại tràng giai đoạn 3C, nhắm vào các protein cụ thể giúp tế bào ung thư phát triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.