Chăm sóc răng miệng là một phần không thể thiếu trong duy trì sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm cơ bản khi chăm sóc răng miệng mà không hề hay biết. Những sai lầm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tổng thể nghiêm trọng. Bài viết này của Thu Cúc TCI chỉ ra một số sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng bạn nhất định phải tránh, đọc ngay để nâng cao hiệu quả bảo vệ răng miệng.
Bạn đang đọc: 20 Sai lầm trong chăm sóc răng miệng nhất định bạn phải tránh
1. Quy trình chăm sóc răng miệng tiêu chuẩn được chuyên gia nha khoa khuyến cáo
– Bước 1, vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng: Lấy kem đánh lên bàn chải. Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu và nhẹ nhàng chải theo chuyển động tròn hoặc dọc. Chải nhẹ nhàng tất cả các mặt của răng, bao gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Sau khi đánh răng, súc miệng bằng nước để loại bỏ kem đánh răng và mảng bám
– Bước 2, vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể tiếp cận. Cắt một đoạn chỉ khoảng 45 đến 60 cm. Quấn phần lớn chỉ quanh ngón cái và ngón trỏ, chỉ để lại khoảng 2.5 đến 5 cm để sử dụng. Nhẹ nhàng đưa chỉ vào kẽ răng. Khi chỉ đã ở kẽ răng, cong chỉ thành hình chữ “C” quanh một chiếc răng và di chuyển chỉ lên xuống, từ nướu ra phía cạnh răng. Lặp lại động tác này vài lần, sau đó làm tương tự với răng kế bên. Dịch chuyển chỉ trên ngón tay để luôn sử dụng phần sạch cho mỗi kẽ răng. Đảm bảo vệ sinh cả những kẽ ở phía sau răng hàm cuối cùng. Súc miệng sau khi sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ bất kỳ mảng bám hoặc thức ăn thừa nào mà bạn đã loại bỏ bằng chỉ nha khoa.
– Bước 3, vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng là một phần quan trọng trong chăm sóc răng miệng, hỗ trợ hiệu quả cho việc vệ sinh răng miệng bằng bài chải – kem đánh răng và chỉ nha khoa. Dùng nắp chai hoặc một cốc đo để đong đúng lượng nước súc miệng cần thiết, thường là khoảng 20 ml. Cho nước súc miệng vào miệng, ngậm và súc kỹ trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Đảm bảo nước súc miệng tiếp xúc khắp các phần của miệng, kể cả dưới lưỡi và hai bên má. Trong quá trình súc, bạn có thể dùng lưỡi để di chuyển nước súc miệng quanh các kẽ răng và nướu.
2. Tổng hợp 20 sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng
Chăm sóc răng miệng không đúng cách thậm chí có thể gây hại cho răng và nướu. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sử dụng bàn chải – kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng.
2.1. Sai lầm trong chăm sóc răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng
Đánh răng ít hơn 2 lần/ngày là một sai lầm phổ biến trong vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng.
– Đánh răng ít hơn 2 lần/ngày: Đánh răng từ 2 – 3 lần/ngày là (buổi sáng sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ) là cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng.
– Đánh răng ngay sau khi ăn các thực phẩm chứa acid: Đánh răng ngay sau khi ăn các thực phẩm chứa acid như trái cây, có thể đẩy nhanh quá trình mòn men răng. Nên chờ tối thiểu nửa giờ sau khi ăn mới đánh răng.
– Sử dụng bàn chải lông cứng: Bàn chải lông cứng có thể làm tổn thương men răng và nướu.
– Sử dụng lượng kem đánh răng ít: Một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu là đủ. Sử dụng quá nhiều kem đánh răng không làm tăng hiệu quả làm sạch mà chỉ lãng phí.
– Đánh răng quá mạnh: Đánh răng quá mạnh không chỉ gây đau và tổn thương nướu mà còn có thể làm hư hại men răng. Chải nhẹ nhàng với áp lực vừa phải là cách tốt nhất.
– Bỏ qua các khu vực khó tiếp cận của miệng: Nhiều người chỉ tập trung vào mặt trước răng cửa và bỏ qua các khu vực khác như mặt sau răng cửa, răng hàm và lưỡi. Đây là các khu vực quan trọng, cũng cần được vệ sinh để tránh mảng bám.
– Đánh răng quá nhanh, không đủ thời gian yêu cầu: Bạn nên đánh răng ít nhất hai phút mỗi lần để đảm bảo mọi khu vực trong miệng đều được vệ sinh kỹ lưỡng. Nhiều người chỉ đánh răng trong vài chục giây, không đủ để vệ sinh mảng bám hiệu quả.
– Không thay bàn chải định kỳ: Bạn nên thay bàn chải mới ít nhất mỗi ba đến bốn tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải đã mòn. Sử dụng bàn chải cũ không chỉ kém hiệu quả mà còn có thể chứa vi khuẩn.
2.2. Sai lầm trong chăm sóc răng miệng bằng chỉ nha khoa
Tìm hiểu thêm: Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết
Mỗi người có sở thích khác nhau và tình trạng răng miệng khác nhau, nên chọn loại chỉ nha khoa phù hợp với nhu cầu cá nhân.
– Không sử dụng chỉ nha khoa đều đặn mỗi ngày
– Sử dụng chỉ nha khoa không phù hợp: Chỉ nha khoa có nhiều loại, bao gồm sáp và không sáp, mỏng và dày. Mỗi người có sở thích khác nhau và tình trạng răng miệng khác nhau, nên chọn loại chỉ nha khoa phù hợp với nhu cầu cá nhân.
– Sử dụng chỉ nha khoa quá mạnh: Kéo hoặc đẩy chỉ vào các kẽ răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu, gây chảy máu. Thay vì đưa chỉ nha khoa vào và ra một cách thô bạo, bạn nên nhẹ nhàng di chuyển chỉ nha khoa theo hình chữ C quanh từng răng và di chuyển nó lên xuống một cách nhẹ nhàng.
– Sử dụng cùng một đoạn chỉ cho toàn bộ răng: Việc này có thể gây lây lan vi khuẩn từ kẽ răng này sang kẽ răng kia. Bạn nên dùng một đoạn chỉ nha khoa sạch cho mỗi kẽ răng.
– Bỏ qua khu vực dưới nướu: Khi sử dụng chỉ nha khoa, bạn cần vệ sinh cẩn thận cả phần dưới viền nướu, nơi mảng bám có thể tích tụ mà bàn chải không thể vệ sinh được.
– Quên súc miệng sau khi sử dụng chỉ nha khoa: Sau khi sử dụng chỉ nha khoa, bạn nên súc miệng bằng nước hoặc nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
2.3. Sai lầm trong chăm sóc răng miệng bằng nước súc miệng
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời
Sử dụng nước súc miệng quá nhiều lần trong ngày làm giảm lượng nước bọt, dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
– Sử dụng nước súc miệng quá thường xuyên: Một số người có thói quen sử dụng nước súc miệng quá nhiều lần trong ngày với hy vọng giữ cho hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, việc này làm giảm lượng nước bọt tự nhiên, dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
– Sử dụng ngay sau khi ăn hoặc hút thuốc lá mà không súc miệng trước bằng nước: Nước súc miệng có thể làm giảm mùi hôi, nhưng nếu sử dụng ngay sau khi ăn hoặc hút thuốc lá mà không súc miệng trước bằng nước, hiệu quả sẽ không cao.
– Sử dụng nước súc miệng thay thế cho đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa: Nước súc miệng là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong vệ sinh răng miệng, nhưng không thể thay thế cho việc đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa. Bỏ qua các bước đó và chỉ dùng nước súc miệng không đủ để vệ sinh răng và nướu một cách hiệu quả.
– Dùng nước súc miệng có cồn trong trường hợp không phù hợp: Nước súc miệng có cồn làm khô và kích ứng niêm mạc miệng, đặc biệt nếu bạn đã có vấn đề khô miệng trước đó.
– Nhổ nước súc miệng ngay lập tức: Một số người chỉ giữ nước súc miệng trong miệng trong vài giây rồi nhổ, như vậy là không đủ thời gian để nước súc miệng phát huy tác dụng. Bạn nên giữ nước súc miệng trong miệng khoảng 30 giây đến 1 phút.
– Nuốt nước súc miệng: Một số người, đặc biệt là trẻ em, có thể vô tình nuốt nước súc miệng. Điều này không chỉ không an toàn mà còn có thể gây hại cho cơ thể. Luôn dùng nước súc miệng dưới sự giám sát và đảm bảo không nuốt.
Tránh những sai lầm trong chăm sóc răng miệng phía trên không chỉ giúp bạn duy trì một nụ cười đẹp mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe tổng thể tốt. Bằng cách nhận biết và điều chỉnh những sai lầm này, bạn có thể hạn chế rủi ro mắc phải các vấn đề nha khoa và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đừng ngại tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia nha khoa để có thêm thông tin và được hỗ trợ trong quá trình chăm sóc răng miệng của bạn, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.