Mẹ bầu bị đau mắt đỏ rất cần được quan tâm, chăm sóc, điều trị để khỏi dứt điểm bệnh. Nhưng đau mắt đỏ khi mang thai có tái nhiễm không? Nhiễm lại thì có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi không? Nếu đây là vấn đề mẹ đang quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết này.
Bạn đang đọc: Khả năng tái nhiễm đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai
1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là một bệnh thường gặp ở mắt và có khả năng lan rộng. Kết mạc là một lớp màng niêm mạc bao phủ phần bên trong mi mắt và bề mặt phía trong của mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm, mắt sẽ có các triệu chứng như đỏ và ngứa.
Một điều người ta thường thắc mắc là liệu viêm giác mạc có phải là đau mắt đỏ hay không. Trên thực tế, đây là 2 bệnh khác nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn là 1.
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị đau mắt đỏ do sức đề kháng bị suy giảm
Có một số nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, bao gồm:
– Nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh dẫn đến đau mắt đỏ.
– Đau mắt đỏ do dị ứng.
– Đau mắt đỏ do kích ứng từ chất gây chứng như chlorin trong nước bể bơi, khói, bụi…
Viêm kết mạc do virus có thể lây lan trong cộng đồng, gia đình, trường học và có thể gây ra dịch bệnh nếu không được chẩn đoán và cách ly kịp thời.
2. Đau mắt đỏ có lây được không?
Đau mắt đỏ có thể lây lan từ người sang người 1 cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi một người bị đau mắt đỏ, vi khuẩn hoặc virus có thể tồn tại trên bề mặt mắt và có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ví dụ, nếu bạn chạm vào mắt của người bị nhiễm trùng sau đó không rửa tay, vi khuẩn hoặc virus có thể truyền sang mắt của bạn. Thêm vào đó, vi khuẩn hoặc virus cũng có thể lây lan qua vật dụng như khăn tay, gương mắt, ống kính áp tròng chia sẻ và các bề mặt khác mà người bị nhiễm trùng đã tiếp xúc.
Vì vậy, nếu bạn đang bị đau mắt đỏ hoặc tiếp xúc với người bị bệnh này, nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, bao gồm rửa tay thường xuyên và không chia sẻ vật dụng cá nhân để hạn chế sự lây lan của bệnh.
3. Bệnh đau mắt đỏ diễn tiến trong bao lâu?
Đau mắt đỏ thường không quá nguy hiểm, nếu được vệ sinh, chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh thường tự giảm trong khoảng 5-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không chú ý và điều trị đầy đủ, đặc biệt là trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, bệnh có thể kéo dài, tái phát thường xuyên và gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, mất thị lực, viêm giác mạc…
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị có thai ngoài tử cung
Bệnh đau mắt đỏ kéo dài từ 5 – 10 ngày tùy tình trạng viêm nhiễm nặng hay nhẹ
Vì vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh nên tự đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân, được theo dõi và điều trị. Đồng thời, bạn nên tự cách ly, sử dụng đồ cá nhân riêng với các người thân, người xung quanh nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo cho cộng đồng.
3. Đau mắt đỏ khi mang thai có tái nhiễm không?
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện tại chưa có vắc-xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh đau mắt đỏ. Bệnh nhân đau mắt đỏ có thể tái phát sau vài tháng, thời gian mắc bệnh thường kéo dài hơn 2 tháng sau lần mắc trước do kháng thể trong cơ thể không đủ để đề kháng tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, để bảo vệ bản thân khỏi bị đau mắt đỏ, bạn cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch bằng xà phòng, sử dụng riêng khăn, gối, chậu và tránh dùng tay chà mắt. Không sử dụng chung đồ đạc với người bị đau mắt, và thường xuyên nhỏ mắt với nước muối chuyên dụng hàng ngày.
Các bác sĩ sản khoa tại Thu Cúc TCI cũng khuyến cáo mẹ bầu thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ:
– Hạn chế tiếp xúc với những người bị đau mắt đỏ và tránh nơi công cộng có nhiều nguy cơ lây nhiễm như bể bơi, bệnh viện.
– Không sử dụng nước nếu phát hiện nước bị ô nhiễm, không đảm bảo quy chuẩn nước sạch sử dụng trong cộng đồng.
– Đeo kính bảo vệ mắt để tránh bụi và khói, lau mắt bằng khăn giấy ẩm sau đó vứt đi và không sử dụng lại.
– Bệnh nhân đau mắt đỏ cần được cách ly, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, sử dụng thuốc của người khác hoặc áp dụng các biện pháp dân gian như đắp lá trầu, lá dâu…
– Trước và sau khi nhỏ mắt và vệ sinh mắt, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Thông thường, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến giác mạc và điều trị trở nên khó khăn. Vì vậy, nếu triệu chứng đau mắt đỏ không giảm sau điều trị tại nhà, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
>>>>>Xem thêm: Khám sức khỏe trước khi mang thai nên hay không?
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên môn để được tư vấn điều trị không làm ảnh hưởng đến thai nhi
Có thể nói, bệnh đau mắt đỏ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng lại làm cho mẹ bầu bị khó chịu, để lâu có thể ảnh hưởng đến thị lực.
Đồng thời, không phải loại thuốc nào cũng dùng được cho mẹ bầu để tránh ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, trong giai đoạn thai kì mẹ bầu cần bị đau mắt đỏ cần tự cách ly mình khỏi nguồn lây, đồng thời đi khám chuyên khoa mắt, sản để được bác sĩ tư vấn chi tiết.
Để an toàn nhất và phòng tránh khả năng bị tái nhiễm đau mắt đỏ trở lại, mẹ bầu nên giữ vệ sinh cho đôi mắt của mình thật tốt. Trong đó, nước muối giúp đôi mắt của bạn sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và 1 số tạp khuẩn gây kích ứng, đau mắt.
Cùng với đó, mẹ bầu nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để sớm điều trị khỏi bệnh. Nếu mẹ còn câu hỏi thắc mắc về vấn đề đau mắt đỏ hay sức khỏe trong thai kì, hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.