Cẩn trọng và xử lý đúng khi trẻ 7 tháng bị hóc xương cá

Trẻ 7 tháng bị hóc xương cá là tình huống bất ngờ có thể làm cha mẹ hoang mang và không biết xử lý như thế nào. Không những thế, việc trẻ bị hóc xương cá khi còn quá bé như thế có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm, nhất là khi cha mẹ xử lý chậm trễ hoặc không xử lý đúng cách. Chính vì thế, cần chủ động cập nhật ngay những kiến thức này để an tâm bảo vệ sức khỏe của những người thân xung quanh mình trước tình huống hóc bất ngờ có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Cẩn trọng và xử lý đúng khi trẻ 7 tháng bị hóc xương cá

1. Cẩn trọng tình huống trẻ 7 tháng tuổi bị hóc xương cá

Hóc xương cá là tai nạn rất dễ dàng xảy ra, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 7 tháng tuổi là độ tuổi ăn dặm của trẻ. Vì thế, ở tầm tuổi này, bố mẹ thường bắt đầu cho con tập ăn dặm. Không chỉ do muốn con bổ sung dinh dưỡng từ đa dạng các nguồn, mà nhằm tránh tình trạng trẻ khảnh ăn khi lớn, tăng đề kháng cho con tốt hơn, cha mẹ thường cho con tập ăn cá. Cá cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, là nguồn bổ sung protein, chất béo lành mạnh, các vitamin và khoáng chất quan trọng cho chúng ta. Thông thường, cha mẹ sẽ nấu cháo cá hoặc các dạng bột được bổ sung thêm cá cho con.

Cẩn trọng và xử lý đúng khi trẻ 7 tháng bị hóc xương cá

Cá là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và cần thiết của trẻ

1.1. Nguyên nhân trẻ 7 tháng bị hóc xương cá

Các loại cá khi đưa vào đồ ăn cho trẻ thường được nghiền nát để phù hợp với tình trạng chưa thể nhai và chưa có ý thức phân biệt thức ăn của trẻ. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân mà trong đồ ăn của trẻ vẫn có lẫn xương cá, khiến trẻ ăn và bị hóc:

– Cá chưa được nghiền nát hoàn toàn và cha mẹ không biết điều này.

– Bố mẹ cho con tập ăn món cá trực tiếp (không phải là nấu cháo hay bột) trong khi xương dăm vẫn còn trong miếng cá.

– Cha mẹ đặt con bên cạnh mâm cơm và trẻ vô tình bốc xương cá cho vào miệng, cha mẹ không kịp phản ứng. Điều này rất dễ xảy ra ở các gia đình tại nông thôn thường đặt trẻ nằm cạnh mâm cơm để tiện vừa trông con, vừa ăn uống.

1.2. Cách nhận biết

Với các trẻ còn bé, niêm mạc họng miệng còn mỏng manh hơn rất nhiều, vì thế, với tình trạng hóc xương cá, các bé thường phản ứng rất dữ dội. Nhưng trong một số trường hợp, nếu cha mẹ không để ý thì có thể không nhận thức kịp thời vấn đề hóc của trẻ. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng hóc của trẻ nhanh qua những dấu hiệu như:

– Trẻ khóc bất thường khi vừa ăn, hoặc khi vừa cho đồ vào trong miệng khi gia đình đang ăn cá.
– Trẻ ho nhiều, cảm giác muốn nôn trớ.
– Hiện tượng chảy nước dãi do lúc này trẻ đau họng, không thể nuốt.
– Trẻ đưa tay lên vùng cổ họng hoặc miệng như muốn móc họng.
– Nước dãi của trẻ có màu hồng (thường là do xương cá đâm vào họng trẻ và gây chảy máu).
– Trường hợp nguy kịch: trẻ khó thở hoặc hơi thở bất thường, ho không ra tiếng, triệu chứng mất ý thức hoặc ngưng thở.
– Một số trẻ có tình trạng ốm sốt. do nhiễm trùng.

Tùy theo từng biểu hiện của trẻ mà mức độ nguy kịch cũng khác nhau. Tuy nhiên,cần chú ý rằng: Mọi tình huống hóc xương cá ở trẻ 7 tháng tuổi đều gây nhưng hậu quả nhất định.

Tìm hiểu thêm: Quy trình chỉnh hình vách ngăn mũi như thế nào?

Cẩn trọng và xử lý đúng khi trẻ 7 tháng bị hóc xương cá

Trẻ hóc xương cá thường đau họng, dễ nôn trớ, không muốn ăn

1.3. Hậu quả trẻ 7 tháng bị hóc xương cá như thế nào?

Hóc xương cá khi ăn dặm với trẻ có thể để lại những vấn đề lớn như:
– Khiến trẻ đau, khó chịu, ăn kém, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và thể trạng của trẻ.
– Viêm nhiễm, áp xe hoặc hoại tử tại khu vực xương cá đâm vào niêm mạc họng.
– Tắc khí quản và gây ngạt thở, tắc thở, cần sơ cứu
– Xương cá đâm sâu có thể gây thủng thực quản, thậm chí là thủng động mạch chủ, nguy hiểm cho tính mạng.
– Xương cá được cố chấp nuốt xuống có thể trở thành dị vật đường tiêu hóa, gây thủng ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng trong khoang bụng.

Chính vì thế, khi trẻ có dấu hiệu hóc xương cá, cha mẹ cần xử lý nhanh và kịp thời, tránh những nguy cơ lâu dài gây hại cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

2. Xử lý đúng cách khi trẻ bị hóc xương mới 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi còn khá nhỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi mọi vấn đề xung quanh, kể cả việc điều trị. Chính vì thế, việc áp dụng đúng cách xử lý hóc cho trẻ là điều rất quan trọng, bởi xử lý sai cách có thể để lại những hậu quả lâu dài. Với tình huống hóc với trẻ 7 tuổi, dù trong bất cứ trường hợp nào, cha mẹ cũng cần được các bác sĩ hỗ trợ chữa hóc cho con đúng cách.

2.1. Với trẻ tỉnh táo

Với các trẻ tỉnh táo, tình trạng hơi thở vẫn bình thường, trẻ khóc, ho rõ tiếng, cha mẹ nên đưa trẻ ngay đến các bác sĩ tai mũi họng để được hỗ trợ. Với dụng cụ, thiết bị cần thiết, các bác sĩ sẽ giúp kiểm tra, lấy xương cá gây hóc và xử lý tránh nhiễm trùng cho trẻ.

Cha mẹ lưu ý là, trong quá trình này, cần giúp trẻ bình tính, tránh khóc lớn hơn. Việc trẻ khóc, ho nhiều có thể làm tình trạng xương cá mắc hóc trầm trọng hơn, cũng như làm trẻ đau hơn.

Cẩn trọng và xử lý đúng khi trẻ 7 tháng bị hóc xương cá

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây chảy máu mũi hỗ trợ điều trị sớm

Cần cho trẻ đến các bác sĩ tai mũi họng để thăm khám và lấy xương cá đúng cách cho trẻ

2.2. Với trẻ nguy kịch

Tình trạng trẻ nguy kịch được xác định là khi trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, hoặc hô hấp có vấn đề như: thở đứt quãng, thở không ra hơi, tiếng ho hoặc khóc yếu/ đứt đoạn, trẻ có biểu tượng trợn mắt – há miệng như thiếu khí,…

Với tình huống này, cần nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện sơ cứu cho trẻ:

– Đặt trẻ nằm sấp dọc cánh tay với tư thế đầu thấp hơn chân, đầu và cổ trẻ được giữ bởi lòng bàn tay. Hoặc, có thể ngồi trên ghế và đặt trẻ nằm úp trên đùi người sơ cứu với hướng đầu thấp hơn chân.

– Xác định khu vực lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ và vỗ gót tay vào khu vực này. Cần chú ý kiểm tra xem xương cá có được đẩy lên họng miệng của trẻ không để lấy ra.

– Trong trường hợp trẻ vẫn trong tình trạng nguy kịch, hãy đặt trẻ nằm ngửa sang tay còn lại hoặc ngửa trên đùi, vẫn tư thế đầu trẻ thấp hơn chân, và xác định khu vực giữa ngực để thực hiện phương pháp ấn ngực bằng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa).

– Trong trường hợp trẻ bị ngưng thở, cần thực hiện các hà hơi thổi ngạt khi sơ cứu đẩy xương cá.

2.3. Lưu ý

Việc thực hiện sai cách sơ cứu trẻ 7 tháng tuổi bị hóc có thể dẫn đến tổn thương ngực, tổn thương nội tạng,… ở trẻ. Do đó, cần hết sức cẩn thận khi thực hiện cách này.

Cha mẹ cũng lưu ý khi kiểm tra xương cá khi đang sơ cứu cho trẻ cẩn trọng, tránh việc đẩy xương cá vào sâu hơn cũng như gây nguy hiểm hơn cho trẻ.

Bên cạnh việc học các xử lý tình huống trẻ bị hóc xương cá, cha mẹ cũng chú ý tránh những tai nạn khiến con bị hóc. Cần nhớ rằng, hóc xương cá có thể đưa đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vì thế, cha mẹ luôn nâng cao cảnh giác phòng ngừa cho con và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý xương cá đúng cách khi bị hóc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *