Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế không chỉ giúp người bệnh nắm bắt quy trình, tiết kiệm thời gian thăm khám mà còn chuẩn hóa việc điều trị nha khoa hiện nay. Hãy cùng TCI tìm hiểu rõ hơn về quy trình này, và luôn chuẩn bị thật tốt cho quá trình khám và điều trị của bản thân khi cần thiết.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế
1. Điều trị tủy răng là gì?
1.1. Tủy răng
Lớp mô mềm nằm trong trung tâm của răng, ngay dưới lớp ngà, đó là tủy răng. Tủy răng chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh và tế bào, có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho răng, cảm nhận kích thích, sản xuất ngà, giúp bảo vệ phần tủy khỏi các tác nhân gây hại. Có thể nói, tủy răng là trung tâm nuôi dưỡng, phát triển của răng.
Cấu tạo răng
1.2. Điều trị tủy răng tổn thương
Khi tủy răng bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập (từ sâu răng, viêm nha chu) hoặc chấn thương, sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Chúng ta nên nghi ngờ tủy răng bị tổn thương khi có các triệu chứng điển hình như: đau răng, nhạy cảm nóng lạnh, nướu sưng tấy, chảy mủ chân răng. Khi đó, cần sớm đến gặp các bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị phù hợp, nhanh chóng, tránh tình trạng hỏng toàn bộ tủy răng.
Điều trị tủy răng, còn được gọi là chữa tủy răng hay nội nha, là một thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử và bảo vệ phần răng còn lại, giúp răng giữ được chức năng nhiệm vụ và ngoại hình của mình. Nhờ điều trị, người bệnh cũng tránh được những triệu chứng khó chịu mà viêm nhiễm, tổn thương tủy răng gây nên.
Việc điều trị tủy răng là bước xử lý và điều trị cần thiết, không cần nhổ bỏ răng. Đây cũng là một chỉ định khá thường xuyên trong nha khoa. Vì thế, bạn không cần lo lắng khi bác sĩ chỉ định việc điều trị này.
2. Quy trình điều trị tủy răng bị viêm, tổn thương
2.1. Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế diễn ra như thế nào?
Quy trình trong điều trị vấn đề tủy răng, ngăn chặn tình trạng viêm toàn bộ tủy răng và biến chứng của Bộ cũng như của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI bao gồm các bước cơ bản:
2.1.1. Bước 1. Thăm khám bác sĩ nha khoa để chẩn đoán, xác định tình trạng viêm tủy răng
Trước tiên, bác sĩ răng hàm mặt cần kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát và chụp X-quang để xác định tình trạng răng cũng như xác định vấn đề cần điều trị.
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán xem có cần thiết phải điều trị tủy răng hay không. Với các tình trạng cần chữa tủy răng, bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích và lên phác đồ điều trị phù hợp.
2.1.2. Bước 2. Gây tê
Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để làm tê vùng cần điều trị, giúp người bệnh an tâm hơn và không cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị.
2.1.3. Bước 3. Đặt đế cao su
Nhằm xác định, vệ sinh và khoanh vùng đúng răng bị viêm tủy, bác sĩ sẽ đặt một tấm cao su xung quanh răng cần điều trị để cô lập khu vực điều trị, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
2.1.4. Bước 4. Mở ống tủy – lấy tủy viêm
Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mở một lỗ nhỏ trên răng và loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm, hoại tử.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để “đối phó” với tình trạng nhổ răng khôn bị sốt?
Minh họa lấy tủy răng
2.1.5. Bước 5. Tạo hình ống tủy
Sử dụng dụng cụ để tạo hình dạng ống tủy sao cho phù hợp để trám bít.
2.1.6. Bước 6. Trám bít ống tủy
Một vật liệu chuyên dụng được bác sĩ dùng để trám bít ống tủy, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ phần tủy còn lại. Trước đó, bác sĩ sẽ vệ sinh, khử khuẩn cơ bản hoặc bằng một số loại thuốc ngừa viêm.
2.1.7. Bước 7. Phục hồi thân răng
Đây là bước thực hiện khi có sự thỏa thuận với người bệnh. Khi này, bác sĩ có thể trám hoặc bọc mão răng tùy theo tình trạng cụ thể để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.
2.1.8. Bước 8: Tái khám
Nhiều người thường quên bước quan trọng này, đó là việc tái khám kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ. Với việc tái khám, khi phát hiện ra những vấn đề bất thường, bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn kiểm tra, khắc phục kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Niềng răng cho trẻ và những điều cha mẹ cần biết
Thăm khám nha khoa định kỳ sau điều trị tủy răng để an tâm sức khỏe răng miệng
2.2. Lưu ý trong Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế
Cần lưu ý rằng:
– Quy trình điều trị tủy răng có thể diễn ra trong một hoặc nhiều lần hẹn tùy thuộc vào mức độ phức tạp của tình trạng răng.
– Sau khi điều trị tủy răng, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ răng và tránh biến chứng.
– Hiện tại, đây cũng là quy trình điều trị tủy răng chung của các bệnh viện, phòng khám và cơ sở nha khoa. Vì thế, bạn có thể tham khảo quy trình này khi thăm khám tại các địa chỉ răng hàm mặt khác.
Một số vấn đề về ăn uống và vệ sinh cần tuân thủ khi lấy tủy răng:
– Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai như các loại cháo, súp, đồ hấp, sữa chua, sinh tố,…
– Dùng thức ăn nguội hoặc ấm để tránh kích thích răng sau khi lấy tủy.
– Chọn đồ dinh dưỡng nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi chữa tủy răng
– Hạn chế các đồ ăn cứng, dai, đồ cay nóng, đồ có ga, đồ ngọt, chất kích thích,…
– Vệ sinh nhẹ nhàng và dùng kem đánh răng phù hợp với răng nhạy cảm
– Dùng nước muối sinh lý súc miệng và vệ sinh nướu lợi với chỉ nha khoa
– Thời gian để việc ăn uống trở lại bình thường với người điều trị tủy răng thường khoảng sau 3 ngày
Điều trị tủy răng là một thủ thuật an toàn và hiệu quả, giúp bảo tồn răng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong đó, quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế được coi như quy trình tiêu chuẩn, định hướng các bước thực hiện trong quá trình chữa tủy răng với tất cả chúng ta. Hãy chú ý điều này để luôn chủ động lựa chọn cơ sở răng hàm mặt uy tín khi có các dấu hiệu tổn thương tủy răng. Trên hết, đừng quên tái khám định kỳ, chăm sóc răng miệng thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm tủy cũng như các bệnh nha khoa hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.