Để xử lý tốt các trường hợp gãy hai xương cẳng tay, mang lại hiệu quả làm lành như mong muốn đó là cả một quá trình. Người bệnh cần thực hiện theo yêu cầu 4 đúng gồm:nhận biết đúng về tình trạng gãy xương càng sớm càng tốt, có chẩn đoán đúng về tình trạng gãy xương, thực hiện điều trị đúng phương pháp và tuân đủ đúng các chỉ định cùng chế độ chăm sóc trong thời gian phục hồi.
Bạn đang đọc: Xử lý khi bị gãy hai xương cẳng tay đúng cách
1. Nhận biết đúng và sớm về gãy hai xương cẳng tay
Việc nhận biết đúng và sớm các dấu hiệu gãy xương cẳng tay là rất quan trọng. Khi nhật biết sớm, người bệnh sẽ nhanh chóng được sơ cấp cứu và đảm bảo việc điều trị diễn ra kịp thời. Hãy theo dõi và để ý những dấu hiệu phổ biến cho thấy có thể bạn đã bị gãy xương sau đây:
– Đau cánh tay, đau nhiều hơn khi bạn cử động;
– Nghe thấy âm thanh lạ ở cánh tay tại thời điểm gặp chấn thương;
– Sưng tấy;
– Bầm tím;
– Xuất hiện cục u, lồi lên hoặc vết di lệch nhìn thấy rõ ở cánh tay;
– Cử động tay gặp khó khăn hoặc thậm chí là không thể cử động.
Bạn cần nhận biết đúng các dấu hiệu bất thường nghi ngờ gãy xương cẳng tay.
2. Chẩn đoán đúng về tình trạng gãy xương cụ thể
Để chẩn đoán đúng trong trường hợp gãy xương cẳng tay, bác sĩ sẽ cần thông qua kết quả chẩn đoán trên lâm sàng và cận lâm sàng.
2.1. Chẩn đoán trên lâm sàng khi bị gãy hai xương cẳng tay
Bác sĩ sẽ thực hiện khám trực tiếp để nhận biết và đánh giá mức độ gãy xương, có hay không dấu hiệu liệt thần kinh quay. Cụ thể:
Dấu hiệu đánh giá mức độ gãy xương:
– Đau nhiều tại vị trí gãy sau chấn thương;
– Mất cơ năng ở khớp vai, khớp khuỷu tay;
– Đánh giá mức biến dạng gấp góc ở cẳng tay;
– Có thể có tiếng lạo xạo trong xương.
Dấu hiệu đánh giá tình trạng liệt thần kinh quay:
– Bàn tay rú;
– Không duỗi được cổ tay và không cử động được ngón tay;
– Mất cảm giác ở mu tay ngón I, ngón II và ở ô môi ngón cái.
Tìm hiểu thêm: Đau lưng có nên đi bộ? khám chuyên khoa cơ xương khớp
Bác sĩ thực hiện khám lâm sàng trong trường hợp nghi ngờ gãy xương cẳng tay.
2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Khi đã có những chẩn đoán lâm sàng ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp gồm có:
– Chụp Xquang cẳng tay
– Chụp MSCT
– Chụp MRI
Mỗi một phương pháp sẽ cho giá trị hình ảnh khác nhau, phù hợp với từng trường hợp gãy xương cụ thể. Thông thường, ở các trường hợp gãy xương cơ bản, việc chẩn đoán cận lâm sàng có thể được thực hiện tốt qua hình ảnh Xquang. Đối với những trường hợp gãy xương phức tạp, gãy xương do bệnh lý (thường gặp ở người cao tuổi), bác sĩ sẽ cần đánh giá thêm bằng phim chụp cắt lớp vi tính CT, phim chụp cộng hưởng từ MRI để xác định đúng giới hạn của vùng xương bị tổn thương.
3. Thực hiện điều trị gãy hai xương cẳng tay đúng phương pháp
Hiện nay, điều trị gãy xương cẳng tay được thực hiện theo 2 phương pháp chính là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác.
Điều trị bảo tồn gồm có:
– Bột cánh tay treo
– Băng tam giác
– Nẹp bột chữ U
– Bột ngực vai cánh tay
– Bao ôm cánh tay
Điều trị phẫu thuật thực hiện theo các kỹ thuật:
– Cố định ngoài
– Mổ kết hợp xương nẹp vít
– Mổ đóng đinh nội tủy.
4. Tuân thủ đúng chỉ định chăm sóc hồi phục
Hiệu quả của quá trình lành xương không chỉ dừng lại ở việc tiến hành điều trị thành công mà còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc tốt. Khi có một chế độ dinh dưỡng tốt cùng chế độ sinh hoạt điều độ, người bệnh gãy hai xương cẳng tay sẽ nhanh chóng phục hồi tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành xương.
4.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gãy hai xương cẳng tay
Chế độ ăn cho người gãy xương cẳng tay cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và đặc biệt cần bổ sung các nhóm chất sau đây vào thực đơn hằng ngày:
– Protein: Thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu, hạt diêm mạch, bí ngô, tôm và hải sản các loại,…
– Canxi: Sữa chua, sữa tươi, các loại hạt, pho mát, bông cải xanh, rau dền, đậu phụ,…
– Vitamin D: Lòng đỏ trứng, dầu cá, cá hồi, cá trích, tôm, hàu, cá mòi, nấm, sữa, ngũ cốc, yến mạch,…
– Chất xơ: các loại rau củ quả tươi như lê, dâu tây, bơ, táo, chuối, mâm xôi, cà rốt, củ cải đường, atiso, rau mầm, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, yến mạch, hạnh nhân, óc chó, hạt chia, khoai lang…
– Chất sắt: Động vật có vỏ (sò, ốc…), các loại đậu, thịt đỏ, rau bina, hạt bí ngô, diêm mạch, bông cải xanh, đậu phụ, cá, gà tây,…
– Kali: Chuối, cam, bơ, dưa lưới, dưa hấu, dưa lê, dưa lưới, mơ, quả bưởi, rau lá xanh, rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây, khoai tây, khoai lang, nấm, cà tím, củ dền, bí ngô, bánh mì ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt,…
– Cung cấp đủ nguồn vitamin phức hợp từ trái cây tươi.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Ăn giảm muối, giảm đường.
– Không được uống rượu bia, không nên dùng các loại chất có tính kích thích.
4.2. Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt nhằm đảm bảo vùng gãy xương được cố định tốt, hạn chế các ảnh hưởng từ bên ngoài để khôi phục tốt nhất hình dạng giải phẫu ban đầu của xương và hỗ trợ quá trình lành xương.
– Nâng cánh tay bị thương một cách nhẹ nhàng sao cho cao trên tim. Bạn có thể dùng gối để nâng đỡ cánh tay mỗi khi nằm. Điều này sẽ hỗ trợ đưa máu tới vị trí gãy xương, giúp quá trình làm lành xương được tốt hơn.
– Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
– Không hút thuốc lá trong suốt quá trình chờ xương lành.
– Tránh vận động nhiều, tránh va đập mạnh ở vùng xương gãy.
– Trong trường hợp sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào thì đều cần có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
– Lưu ý luôn giữ cho nẹp hay bột bó được sạch và khô.
– Không lái xe.
– Giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ điều trị, khi có thắc mắc hay bất kỳ bất thường nào cần thông báo ngay để nhận hướng dẫn xử lý đúng cách.
Hãy tuân thủ đầy đủ các yêu cầu xử lý gãy hai xương cẳng tay để quá trình hồi phục xương được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả để người bệnh sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Trên hết, khi nghi ngờ bản thân bị gãy xương, bạn cần thăm khám ngay, thực hiện theo các hướng dẫn của nhân viên y tế và điều trị đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.