Tư vấn dùng thuốc chữa nhiệt miệng

Thuốc chữa nhiệt miệng dùng loại nào và cách sử dụng ra sao – đây là thắc mắc được tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Với rất nhiều thông tin được đưa ra quanh vấn đề này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để kiểm chứng xem bạn đã biết cách chữa nhiệt miệng đúng chưa nhé!

Bạn đang đọc: Tư vấn dùng thuốc chữa nhiệt miệng

1. Nhiệt miệng – vấn đề thường gặp ở mọi độ tuổi

Nhiệt miệng, hay còn được quen gọi với các tên khác như lở miệng, loét miệng là hiện tượng rất phổ biến trong đời sống. Đây là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện vết loét, có màu đỏ hồng và dần thành màu trắng tùy theo từng thời kỳ. Nhiệt miệng gây khó khăn khi ăn uống và thường khó kiểm soát để phòng ngừa cho đợt viêm nhiễm lần sau.

1.1. Nguyên nhân và các vấn đề nguy cơ gây nhiệt miệng.

1.1.1. Vì sao xuất hiện các vết nhiệt miệng?

Hiện nay, không xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng. Đó có thể do kết hợp của các yếu tố: gen di truyền, vấn đề môi trường, sự thay đổi cơ thể và tình trạng miễn dịch của cơ thể.

Các gia đình có cha mẹ bị nhiệt miệng thì khả năng con cái dễ bị nhiệt miệng cũng cao hơn. Tuy vậy, lại cũng có những trường hợp mà vấn đề nhiệt miệng không theo quy tắc này. Do đó, đây không phải là yếu tố mang tính quyết định trong việc hình thành nhiệt miệng.

Tương tự như vậy, vấn đề môi trường và yếu tố miễn dịch khi tách biệt cũng không lý giải được tình trạng nhiệt miệng. Nhiều người dù thường hút thuốc lá, có vấn đề răng miệng, hay bị tai nạn gây tổn thương niêm mạc miệng nhưng chưa chắc bị nhiệt miệng. Trái lại, vết loét miệng cũng có thể hình thành bất kỳ lúc nào không liên quan đến vấn đề bệnh lý.

Ngoài ra, việc thừa thiếu chất hoặc thay đổi hormone như khi mang thai, thời kỳ rụng trứng,… cũng có thể là thời điểm thích hợp để nhiệt miệng xuất hiện.

1.1.2. Các yếu tố nguy cơ gây vết loét trong miệng

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiệt miệng thông thường hay được nhắc đến như:

– Cơ thể dính nhiễm virus, vi khuẩn

– Tai nạn bị thương ở miệng. Các tai nạn này có thể là vết cắn ở môi, lưỡi, má trong do răng gây nên. Cũng có thể là do thức ăn hoặc các vật dụng như bàn chải, tăm, gạt lưỡi,… gây ra.

– Các bệnh lý liên quan khoang miệng hoặc các vấn đề hô hấp trên. Vết nhiệt miệng có thể hình thành cùng đợt các viêm nhiễm khoang miệng như: viêm họng, viêm amidan, viêm VA,… Các vấn đề về răng cũng có thể liên quan đến tình trạng này: sâu răng, viêm chân răng, mọc răng khôn,…

Tư vấn dùng thuốc chữa nhiệt miệng

Những nguyên nhân gây nguy cơ nhiệt miệng

– Khi cơ thể có bệnh. Những bệnh lý liên quan đến sức đề kháng đều có thể là thời điểm bắt đầu các vết nhiệt miệng. Không chỉ vậy, tình trạng stress, mệt mỏi, căng thẳng cũng được cảnh báo là nguy cơ dễ hình thành nhiệt miệng.

– Cơ thể thiếu chất. Một số nghiên cứu cho thấy, việc thiếu hụt vitamin và các vi chất cũng dễ thấy ở các đối tượng dễ bị nhiệt miệng. Do đó, cần cẩn trọng vấn đề dinh dưỡng trong việc phòng nhiệt miệng.

– Thay đổi hormone: Mang thai, ngày rụng trứng,… đề có thể là lúc mà vết nhiệt miệng hình thành.

1.2. Các vị trí nhiệt miệng thường hình thành

Nhiệt miệng có thể ở tất cả các vị trí trong khoang miệng:

– Môi trên, môi dưới.

– Thắng môi trên, thắng môi dưới.

– Má trong

– Trên lưỡi, dưới lưỡi, đáy lưỡi, thắng lưỡi, khu dưới lưỡi

– Vòm miệng

– Thềm miệng

– Nướu

Có thể nói, tất cả các vị trí niêm mạc trong miệng đều có thể là nơi phát sinh vết nhiệt miệng.

2. Một số loại thuốc chữa nhiệt miệng được chỉ định từ bác sĩ

Vết nhiệt miệng thường xảy ra khá lâu và mang đến nhiều phiền phức cho người bệnh. Thông thường, một vết nhiệt miệng có thể tồn tại khoảng 1 đến 2 tuần trong miệng. Việc sử dụng thuốc và kiểm soát các vấn đề sinh hoạt có thể giúp rút ngắn thời gian của bệnh.

Một số thuốc có thể được chỉ định cho người bị nhiệt miệng:

2.1. Thuốc mỡ hoặc các thuốc/gel dạng bôi

Đây là những thuốc khá quen thuộc trong việc trị nhiệt miệng. Tác dụng chính của các thuốc này là giảm viêm, giảm đau và tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân bị nhiệt miệng sử dụng các thuốc này theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc giảm đau: như benzocaine, lidocain sẽ giúp bạn dễ chịu hơn

– Thuốc chống viêm: các loại steroid (acetonide triamcinolone, fluocinonide,…) giúp chống viêm tại chỗ.

– Thuốc kháng sinh: chỉ được kê khi vết nhiệt miệng có thể bị nhiễm vi khuẩn. Khi này, vết loét đỏ có thể đóng vảy, chảy mủ.

2.2. Một số loại nước súc miệng

Việc sử dụng nước súc miệng có thể làm giảm vấn đề đau và khó chịu từ vết nhiệt miệng như:

– Diphenhydramine có tác dụng gây tê tại chỗ.

– Nước súc miệng có steroid giúp chống viêm, kê theo liều để ngăn viêm nhiễm.

– Nước súc miệng có tetracycline có thể giảm đau và làm vết loét trong miệng hạn chế lan rộng, chóng lành hơn. Loại này được dùng cho người trưởng thành trên 16 tuổi và không khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai.

Tìm hiểu thêm: Cách cắt Amidan tân tiến hiện nay

Tư vấn dùng thuốc chữa nhiệt miệng

Các loại thuốc súc miệng chữa nhiệt miệng nên được tham khảo từ bác sĩ

2.3. Thuốc dạng uống

Một số loại thuốc có dạng uống cũng có thể được khuyến khích trong quá trình chữa nhiệt miệng:

– Thuốc giảm đau chứa acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen.

– Các loại viên ngậm làm giảm triệu chứng: Viên kẽm, vitamin B và C.

3. Các phương pháp kết hợp

Việc chữa nhiệt miệng bằng thuốc cần kết hợp với lối sinh hoạt khoa học:

– Hạn chế các thực phẩm tính nóng hay gia vị quá nổi bật như mặn, cay.

– Không dùng các chất kích thích hay các đồ có cồn.

– Vệ sinh răng miệng hằng ngày và đúng cách, đảm bảo sạch sẽ.

– Điều hòa nhịp sống để giảm stress: ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi điều độ, thư giãn phù hợp để giảm bớt áp lực trong đời sống.

– Phát hiện sớm bệnh lý liên quan gây nhiệt miệng. Khi bệnh lý gốc gây vẫn còn, thì vấn đề nhiệt miệng có thể kéo dài và không thể trị. Nếu nhiệt miệng quá lâu, nhất là sau khoảng 2 tuần mà không có dấu hiệu khỏi, bạn nên sớm đề các cơ sở y khoa uy tín để được thăm khám để điều trị các bệnh lý liên quan.

Tư vấn dùng thuốc chữa nhiệt miệng

>>>>>Xem thêm: Cha mẹ làm gì với viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Thăm khám khi nhiệt miệng không dứt để tìm và chữa đúng bệnh

Ngoài ra, cần nhớ rằng, bạn chỉ sử dụng các thuốc chữa nhiệt miệng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Bài viết này chỉ mang tính tham khảo và các loại thuốc kể trên đây được chọn lựa dùng cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Do đó, không nên tự ý mua thuốc chữa nhiệt miệng. Điều này không những khiến bệnh có nguy cơ không khỏi, mà còn khiến vấn đề điều trị sau này thêm phức tạp và không mang hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *