Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em cũng có nguy cơ mắc trĩ dù tình trạng này thường ít phổ biến. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân là gì, dấu hiệu ra sao và cách chữa bệnh trĩ cho trẻ em như thế nào?
Bạn đang đọc: Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Những điều cần biết
1. Bệnh trĩ ở trẻ em hình thành vì những nguyên nhân gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh có đặc trưng là các khối thịt thừa xuất hiện ở khu vực trong hoặc ngoài ống hậu môn, gây vướng víu, phiền phức cho người mắc. Bệnh trĩ thường hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn. Trong đó, sự giãn nở này bắt nguồn từ tình trạng gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn – trực tràng do ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác đồ nặng.
Đối với bệnh trĩ ở trẻ em, tình trạng này cũng bắt nguồn từ sự gia tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở trẻ em thường do:
1.1. Trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi
Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất xơ, táo bón kéo dài sẽ tăng lên và điều này rất dễ gây ra bệnh trĩ.
Đa phần trẻ em bị táo bón khi khi trẻ không thích ăn rau củ, ngoài ra cha mẹ cũng không thật sự lưu tâm đến vấn đề này. Tình trạng trên nếu không có biện pháp khắc phục sẽ diễn ra trong suốt thời gian dài. Do đó, trẻ em sẽ bị thiếu chất xơ, táo bón lâu ngày sinh ra trĩ.
Trẻ bị táo bón lâu ngày không khỏi đối mặt với nguy cơ cao bị bệnh trĩ
1.2. Lý do về cơ địa và thể trạng của trẻ
Trong suốt khoảng thời gian phát triển và hoàn thiện các chức năng cần có của cơ thể, một số trẻ có cơ hậu môn vẫn còn yếu. Ngoài ra, ở một số trẻ em gặp phải tình trạng dây chằng, trực tràng hoạt động không quá hiệu quả như ở người lớn. Đặc biệt, trong khi đó ở trẻ em, cấu trúc trực tràng và xương lại nằm trên cùng 1 đường thẳng. Do vậy, trực tràng dễ bị đẩy lên cao và sinh ra bệnh trĩ.
1.3. Trẻ ngồi bô lâu khi đi đại tiện
Cha mẹ cần lưu ý rằng tình trạng để trẻ ngồi bô quá lâu có thể vô tình làm tăng áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn của trẻ. Điều này cũng là một yếu tố làm cản trở hồi lưu tĩnh mạch. Từ đó tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ em bị trĩ còn có thể kể đến như: uống ít nước, ngồi trên bề mặt cứng lâu. Một số trẻ em thường xuyên khóc dữ dội, bị ho,.. khiến ổ bụng tăng áp lực và làm máu dồn về hậu môn trực tràng, gián tiếp gây ra bệnh trĩ.
2. Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị bệnh trĩ
Đối với trẻ nhỏ, trẻ mới tập đi hay đặc biệt là trẻ sơ sinh, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế. Do đó, đôi khi chúng khó có thể truyền tải đến cha mẹ những tình trạng đang xảy ra. Bởi vậy, cha mẹ cần theo dõi đặc biệt và để ý đến những triệu chứng căn bản của bệnh trĩ và xác định bệnh kịp thời. Có thể kể đến một số dấu hiệu báo hiệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh trĩ như sau:
– Trẻ gặp đã bị táo bón lâu ngày, gặp khó khăn khi đi đại tiện, khi đại tiện phân kèm theo máu.
– Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, vùng da hậu môn nóng rát. Điều này do búi trĩ đang bắt đầu phát triển, gây cộm ngứa, ngoài ra còn làm dịch hậu môn bị rỉ ra ngoài. Vi khuẩn ở hậu môn có điều kiện xâm nhập gây ra ngứa ngáy.
– Hậu môn của trẻ sưng to lên, nặng hơn sau mỗi lần rặn đại tiện. Trẻ đau đớn, quấy khóc mỗi lần đi đại tiện
– Xuất hiện những chấm nhỏ, dần dần phát triển thành khối u sưng, cứng ở xung quanh hậu môn trẻ.
Tìm hiểu thêm: Có nên áp dụng cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền?
Có thể phát hiện bệnh trĩ ở trẻ em thông qua các biểu hiện khi trẻ đại tiện
3. Điều trị tình trạng bệnh trĩ ở trẻ em cần lưu ý điều gì?
3.1. Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Cần đưa trẻ thăm khám chuyên khoa
Bệnh trĩ là căn bệnh không thể tự khỏi, việc điều trị chuyên khoa rất quan trọng và quyết định bệnh có khỏi hay không. Không nên tự ý điều trị tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ em bởi điều trị sai cách sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Khi đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và xác định tình trạng bệnh và đưa ra các phương án điều trị cụ thể, hiệu quả và đảm bảo được an toàn cho trẻ. Thông thường, trẻ sẽ được kê một số loại thuốc chuyên dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và từ từ loại bỏ búi trĩ. Trong trường hợp sau khi sử dụng thuốc mà tình trạng bệnh không giảm, bạn cần đưa trẻ đến tái khám để được chỉ định những phương án điều trị thích hợp và hiệu quả hơn.
3.2. Chữa bệnh trĩ cho trẻ em: Điều trị bằng thay đổi thói quen
Cha mẹ cần lưu ý một số cách để giảm nhẹ tình trạng bệnh trĩ cho trẻ như sau
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tăng xơ cho trẻ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng táo bón, tránh cho bệnh trĩ tăng nặng hơn.
Ngoài ra, cha mẹ nên cân nhắc và hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm nấu mặn, cay bởi chúng đều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, táo bón nghiêm trọng hơn.
Trẻ em cần đảm bảo đủ lượng nước mỗi ngày
Nước có tác dụng làm mềm phân, ngoài ra, chúng giúp cho tiêu hóa được bôi trơn, việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn. Bởi vậy, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, điều này sẽ cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em một cách tự nhiên cũng như phòng ngừa bệnh trĩ về lâu dài.
>>>>>Xem thêm: Cắt trĩ Longo: thoát khỏi bệnh trĩ sau 48 giờ
Cần đảm bảo lượng nước để giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón gây ra trĩ
Thói quen đại tiện lành mạnh cho trẻ
Việc tập cho trẻ đi đại tiện theo một khung giờ cố định có thể giúp nhu động ruột già hoạt động một cách tự nhiên và ngăn ngừa được táo bón. Điều này giúp hạn chế tình trạng bệnh trĩ tăng nặng ở trẻ
Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh tình trạng nhiễm trùng búi trĩ, làm trĩ nặng hơn
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh trĩ cho trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.