Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến mắt, có biểu hiện chủ yếu là sự viêm đỏ quanh vùng kết mạc và có thể đi kèm với chảy dịch. Vậy bà bầu bị đau mắt đỏ có sao không? Mẹ bầu nên và không nên làm gì khi bị đau mắt đỏ? Nếu bạn cùng chung thắc mắc thì hãy đọc hết bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những điều nên – không nên làm khi bà bầu bị đau mắt đỏ
1. Nguyên nhân nào dẫn đến dịch bệnh đau mắt đỏ gia tăng nhanh chóng?
1.1. Tại sao bị đau mắt đỏ?
Đau mắt đỏ hiện nay đang có dấu hiệu bùng phát trở thành dịch tại các tỉnh trên địa bàn cả nước. Các nguyên nhân gây đau mắt đỏ thường gặp bao gồm 3 yếu tố chính như sau:
– Nhiễm virus: Virus là nguyên nhân hàng đầu, tiêu biểu là virus adenovirus có triệu chứng mắt đỏ, ngứa nhẹ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ và mẹ bầu là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh
– Nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn như lậu cầu, vi khuẩn màu vàng gây mắt đỏ, tiết dịch vàng/xanh đặc hơn.
– Dị ứng: Phấn hoa, lông vật, khói lá có thể khiến mắt cả hai bên đều ngứa, có thể sưng phồng.
Triệu chứng đau mắt đỏ còn phụ thuộc nguyên nhân, tuy nhiên điểm chung là mắt của người bệnh bị đỏ lên, tiết nhiều dịch. Người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện của bệnh để nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất khám, điều trị.
1.2. Con đường lây truyền bệnh
Nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng rằng khi nhìn vào mắt người bệnh sẽ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, đau mắt đỏ không lây qua không khí khi nhìn vào người bệnh. Tuy nhiên, nó vẫn có thể lan truyền qua tiếp xúc gián tiếp như:
– Tiếp xúc với giọt bắn, dịch tiết từ mắt, mũi, miệng có chứa virus của người bệnh.
– Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, kính,…
– Tay tiếp xúc với bề mặt có vi khuẩn sau đó đưa lên mắt.
Môi trường ô nhiễm cũng là nguy cơ gia tăng bệnh đau mắt đỏ. Các mẹ bầu nên tránh đến những nơi có khả năng lây nhiễm cao, đông đúc, kém vệ sinh để tự bảo vệ sức khỏe đôi mắt của chính mình.
2. Bà bầu bị đau mắt đỏ có làm sao không?
2.1. Những ảnh hưởng đối với sức khỏe thai phụ
Đau mắt đỏ ở bà bầu có triệu chứng giống người bình thường, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Giải mã tình trạng vôi răng từ A-Z
Đau mắt đỏ có thể làm mẹ bầu bị suy giảm thị lực, sẹo giác mạc nếu không được khám và điều trị sớm
Mẹ bầu bị đau mắt đỏ không nên có tâm lý chủ quan, tự điều trị tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm cho mắt như: viêm giác mạc, loét, giảm thị lực.
Đồng thời, mẹ bầu cũng là đối tượng dễ bị lây bệnh đau mắt đỏ hơn khi hệ miễn dịch bị suy giảm trong quá trình mang thai. Vì thế, chị em nên cẩn thận hơn trong thời điểm dịch đang bùng phát như hiện nay.
2.2. Đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không
Có thể nói, mẹ bầu bị đau mắt đỏ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi trong bụng. Virus gây bệnh gần như không tác động đến sức khỏe của em bé. Vì thế mẹ bầu có thể yên tâm hơn khi bản thân đang bị đau mắt đỏ trong thời kì mang thai.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bầu trở nên chủ quan với việc điều trị đau mắt đỏ. Dưới đây là những lời khuyên nên / không nên làm gì khi nhiễm bệnh bạn đừng bỏ qua.
3. Mẹ bầu nên và không nên làm gì khi bị đau mắt đỏ?
3.1. Những điều nên làm khi bà bầu bị đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu hãy thực hiện theo những phương pháp như sau:
– Giữ tinh thần bình tĩnh, tự cảm nhận mức độ khó chịu của mắt, những biểu hiện của mắt để tiện mô tả cho bác sĩ trước khi đến bệnh viện thăm khám
– Đắp gạc mát có thấm nước muối 0,9% lên mắt bị đau, luân phiên đổi gạc sạch để tránh nhiễm khuẩn.
– Lau nhẹ nhàng rỉ mắt bằng nước muối, chú ý không tác động lực mạnh lên bầu mắt để tránh tổn thương.
– Nghỉ ngơi nhiều, nên ngủ đủ giấc.
– Giữ vệ sinh tay, tránh chạm mắt khi chưa rửa tay.
– Đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn chi tiết. Nếu bạn sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, nên tìm đến bệnh viện có khoa sản uy tín để kiểm tra định kì, dự phòng các trường hợp có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Chụp X quang phổi khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi?
Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để khám càng sớm càng tốt, tránh để lại biến chứng nguy hiểm
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với khoa sản được đầu tư bài bản về trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ hàng đầu tuyến trung ương sẽ giúp các bà bầu bị đau mắt đỏ kiểm tra kĩ lưỡng sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời, khi đến khám mẹ bầu cũng được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng thể trạng nhằm hỗ trợ cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau mắt đỏ và có 1 thai kì khỏe mạnh.
3.2. Những điều không nên làm khi bà bầu bị đau mắt đỏ
Bên cạnh những điều nên làm thì thai phụ bị đau mắt đỏ cũng cần kiêng tránh nhưng điều sau:
– Tránh sử dụng kính áp tròng khi bạn đang bị đau mắt, khô mắt, mắt thường xuyên bị kích ứng.
– Kiêng các nhóm thực phẩm: nhiều dầu mỡ, không nên ăn nhiều rau muống vì chúng sẽ sinh ra nhiều ghèn mắt, hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích, giảm lượng thức ăn ngọt nạp vào cơ thể.
– Không nên xem máy tính, điện thoại quá nhiều để bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
– Không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
– Không tự ý dùng thuốc uống hoặc nhỏ mắt mà chưa có ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh đau mắt đỏ hiện đang có dấu hiệu gia tăng số ca nhiễm trên địa cả nước. Trong bối cảnh môi trường ô nhiễm khói bụi như hiện nay, việc phòng ngừa đau mắt đỏ bằng cách tự vệ sinh mắt tại nhà là điều rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thai.
Trên đây, bài viết đã đưa ra những gợi ý điều nên làm và kiêng tránh để mẹ bầu đang bị đau mắt đỏ có thể tham khảo. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.