Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh học chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng và tinh trùng thụ tinh nhưng không làm tổ trong buồng tử cung. Đây là trường hợp mang thai bất thường, thai có nguy cơ cao chết lưu, sảy thai và sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Bạn đang đọc: Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Bệnh học chửa ngoài tử cung là gì?

Bệnh học chửa ngoài tử cung (còn được gọi là thai ngoài dạ con), là tình trạng trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển ở vị trí không phải là nội mạc tử cung. Thông thường thai sẽ làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo từ mổ trước đó,…

Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Chửa ngoài tử cung không phải là hiện tượng hiếm gặp, gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ bầu

Tuy nhiên, khi thai phát triển lớn hơn và không được can thiệp, thai phụ có thể gặp các trường hợp nguy hiểm như: sảy thai, thai thoái triển tự nhiên hoặc vỡ ống dẫn trứng gây xuất huyết trong ổ bụng, đe dọa tính mạng của người mẹ.

2. Nguyên nhân và biểu hiện của mang thai ngoài tử cung

Các nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung bao gồm:

– Tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, dẫn đến sẹo hoặc viêm ở vòi trứng.

– Sự thay đổi bất thường của nội tiết tố estrogen.

– Hình thái bộ phận sinh dục có sự bất thường trong cấu trúc.

– Bệnh lý liên quan đến ống dẫn trứng hoặc các cơ quan sinh sản khác ở thai phụ.

– Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị vô sinh, tiền sử sinh mổ, phẫu thuật cắt u xơ tử cung hoặc phẫu thuật thắt ống dẫn trứng để tránh thai cũng có thể gây ra thai ngoài tử cung.

Tuy nhiên, một số trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào trên vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

2.2. Bệnh học chửa ngoài tử cung có dấu hiệu thường gặp nào?

Biểu hiện ban đầu của thai ngoài tử cung khó phát hiện do cơ thể người mẹ vẫn có các dấu hiệu thai kỳ bình thường như: buồn nôn, trễ kinh, ngực căng tức và đau bụng nhẹ. Tuy nhiên, do phôi thai không nằm trong tử cung, thai nhi không thể phát triển bình thường nên khi thai lớn dần, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Mang thai ngoài tử cung thường không có dấu hiệu cụ thể, rõ ràng

– Xuất huyết âm đạo: Mẹ bầu có thể có ra máu trước ngày kinh và rong huyết trong nhiều ngày liên tục. Máu thường lắt nhắt, màu nâu đen. Nếu máu rỉ từ vòi trứng, thai phụ có thể cảm thấy đau nhức vai hoặc muốn đi tiểu. Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vùng tụ máu và dây thần kinh bị ảnh hưởng.

– Đau vùng chậu: Thai ngoài tử cung có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi do các cơn đau bụng dưới hoặc chỉ đau một bên bụng. Cơn đau vùng chậu thường kéo dài và âm ỉ, đôi khi có cơn đau nhói.

Nếu phôi thai tiếp tục phát triển mà không được xử lý kịp thời, có thể xảy ra vỡ và gây xuất huyết ổ bụng nhanh chóng. Thai phụ sẽ đối mặt với cơn đau bụng dữ dội, kèm theo các biểu hiện như tái xanh, choáng váng, ngất xỉu. Đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, nên thai phụ cần được cấp cứu ngay lập tức.

3. Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị chửa ngoài tử cung

3.1. Chẩn đoán thai làm tổ ngoài tử cung 

Thai ngoài tử cung được chẩn đoán thông qua việc khám lâm sàng khu vực chậu, siêu âm và xét nghiệm máu đo nồng độ βhCG.

– Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là một phương pháp điều trị thai ngoài tử cung. Thông thường khi khám thai bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm. Nếu kết quả siêu âm không đủ làm cơ sở kết luận thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm nội soi ổ bụng để cho ra kết luận chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm: Thời điểm bà bầu có thể dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ

Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Đối với thai ngoài tử cung, bác sĩ cần áp dụng nhiều phương pháp chẩn đoán để cho kết quả chính xác nhất

– Siêu âm thai ngoài tử cung

Các chuyên gia sản khoa và chẩn đoán hình ảnh khẳng định rằng, trong 3 tháng đầu thai kỳ siêu âm có khả năng phát hiện thai ngoài tử cung. Độ chính xác trong chẩn đoán thông qua siêu âm đạt khoảng 75 – 80%. Để chẩn đoán, bác sĩ thường tiến hành siêu âm đầu dò qua âm đạo thay vì siêu âm ổ bụng. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra kích thước và vị trí của khối thai để đưa ra kết luận liệu thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không.

– Đo chỉ số nồng độ βhCG

Khi buồng tử cung ổn định, nếu nồng độ hCG chỉ tăng rất ít hoặc đã đạt mức >1500UI/ml nhưng hình ảnh siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung, khả năng mang thai ngoài tử cung là rất cao.

3.2. Các phác đồ điều trị thai ngoài tử cung

Phôi thai ngoài tử cung không thể phát triển khỏe mạnh như phôi thai trong tử cung, do đó việc loại bỏ là cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

Điều trị thai ngoài tử cung dựa vào kích thước và tình trạng của phôi thai. Sau khi khám, làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng thuốc tiêm, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mổ hở.

3.2.1 Tiêm thuốc triệt tiêu thai ngoài tử cung

Nếu phát hiện thai ngoài tử cung ở giai đoạn sớm, kích thước nhỏ và chưa vỡ phôi, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc tiêm. Thuốc sẽ ngăn chặn sự phân chia, phát triển của tế bào, giúp thai tự động triệt tiêu sau khoảng 1 tháng điều trị. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ HCG để đánh giá hiệu quả, điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc tiêm gồm: buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, nhiệt miệng, tiêu chảy… Sau khi điều trị, phụ nữ nên tránh mang thai trong ít nhất 3 tháng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có kế hoạch mang thai.

Bệnh học chửa ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Một vài mẹo nhỏ cho mẹ khi siêu âm em bé quay mặt vào trong

Phẫu thuật là phương pháp triệt tiêu hoàn toàn thai ngoài tử cung

3.2.2 Phẫu thuật loại bỏ phôi thai nằm ngoài tử cung

Có hai phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung: phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ hở. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp dựa vào tình trạng của phôi thai.

– Phương pháp mổ nội soi

Phẫu thuật nội soi được áp dụng khi kích thước phôi thai lớn nhưng chưa vỡ. Bác sĩ sẽ thực hiện một trong hai dạng phẫu thuật: mở thông ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ ống dẫn trứng.

Phẫu thuật mở thông ống dẫn trứng sẽ loại bỏ phôi thai ngoài tử cung và giữ nguyên vòi trứng. Trong khi đó, phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng sẽ loại bỏ cả phôi thai và vòi trứng.

– Phẫu thuật mổ hở

Nếu phôi thai ngoài tử cung có kích thước lớn và bị vỡ, phẫu thuật mổ hở sẽ được tiến hành để điều trị triệt để. Trong trường hợp này, ống dẫn trứng bị hư hỏng sẽ cần được loại bỏ.

Có thể nói, bệnh học chửa ngoài tử cung là mối đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của các mẹ bầu. Việc khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ sẽ là “chìa khóa” giúp bạn sớm phát hiện ra những bất thường này.

Lịch trình khám thai khoa học được thiết kế sẵn trong dịch vụ thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI sẽ giúp các mẹ bầu an tâm với hành trình thai kì khỏe mạnh, vượt cạn đón con yêu bình an. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc về thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *