Việc tìm ra cách điều trị bệnh trĩ triệt để là điều người bệnh luôn ưu tiên dành sự quan tâm. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu bệnh trĩ và “điểm danh” các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả hiện nay.
Bạn đang đọc: “Điểm danh” các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
1. Bệnh trĩ là gì, tại sao lại mắc bệnh trĩ?
Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến và đem lại nhiều phiền toái khó chịu cho người mắc. Bệnh có đặc trưng là các búi trĩ này hình thành khi các tĩnh mạch hậu môn bị giãn ra quá mức. Lâu dần các búi trĩ tăng kích cỡ gây vướng víu và đau đớn.
Giải thích cơ chế bệnh sinh của trĩ, các chuyên gia đưa ra hai giả thuyết. Về mặt cơ học, khi hậu môn trực tràng chịu đựng áp lực lớn trong thời gian dài, các tĩnh mạch hậu môn sẽ chịu sức ép lớn và giãn ra. Về mặt mạch máu, sự bất ổn định trong tuần hoàn gây ra ứ trệ máu tại các tĩnh mạch hậu môn thay vì trở về tim. Điều này cũng tạo ra sự giãn nở tĩnh mạch, hình thành nên các búi trĩ.
Bệnh trĩ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố thúc đẩy như sau:
– Bệnh táo bón kéo dài, bệnh nhân phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Quá trình này gây ra áp lực rất lớn đến hậu môn, gây ra bệnh trĩ. Táo bón là hệ quả của chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa đạm, thiếu chất xơ, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, uống ít nước,…
– Đặc thù công việc dẫn đến tình trạng ít vận động. Một số nghề nhất định như làm công việc văn phòng, tài xế, người vận chuyển nặng,…
– Thói quen rặn mạnh, ngồi lâu khi đại tiện,..
Hình ảnh mô tả bệnh trĩ
2. Các loại bệnh trĩ
Để tìm được các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả, cần có những hiểu biết về từng loại bệnh trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 3 dạng bệnh phổ biến: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội (internal hemorrhoids) là tình trạng các búi trĩ nằm bên trên ranh giới là đường lược hậu môn, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Các búi trĩ sẽ có xu hướng ra ngoài theo thời gian và sau khi người bệnh rặn đại tiện. Trĩ nội được phân chia thành bốn cấp độ theo mức độ sa.
– Búi trĩ hình thành, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn khó nhận biết: Độ 1
– Búi trĩ thi thoảng thụt thò ra ngoài, tuy vậy có thể tự co lại: Độ 2
– Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn, không thể tự co lại mà phải dùng tay đẩy lên: Độ 3
– Búi trĩ nằm hoàn toàn bên ngoài mà không thể đẩy lại bên trong: Độ 4
Trĩ ngoại, ngược lại, là tình trạng các búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn, phía bên trên đường lược. Trĩ ngoại thường dễ phát hiện hơn, nhưng cũng gây đau hơn trĩ nội. Các giai đoạn của trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ: Hình thành búi trĩ – tăng kích cỡ búi trĩ – búi trĩ to, sa nghẹt hậu môn – viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ và các biến chứng nguy hiểm khác.
Trĩ hỗn hợp là tình trạng kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ nội sa ra ngoài và kết thành một khối với trĩ ngoại thì bệnh nhân đang mắc trĩ hỗn hợp.
3. Các cách điều trị bệnh trĩ – chữa bệnh như thế nào cho hiệu quả?
3.1. Các cách chữa bệnh trĩ dạng nhẹ – điều trị nội khoa
Bệnh trĩ ở cấp độ 1 thì việc điều trị không quá phức tạp và khó khăn. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc, có thể dưới dạng uống hoặc bôi. Các loại thuốc đều nhằm mục đích làm teo nhỏ búi trĩ, hạn chế sự phát triển của chúng. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định và người bệnh có thể điều trị tại nhà. Kèm theo điều trị nội khoa là các lưu ý về chế độ ăn uống tập luyện lành mạnh, hợp lý.
Đối với bệnh trĩ ở độ 2 – giai đoạn tiến triển của bệnh, trong một vài trường hợp có thể điều trị bằng thuốc, một số trường hợp khác có thể điều trị ngoại khoa để loại bỏ trĩ nhanh chóng và triệt để.
3.2. Các cách chữa bệnh trĩ dạng nặng – điều trị ngoại khoa
Khi bệnh trĩ đã ở cấp độ 3,4 hoặc một số trường hợp trĩ độ 2, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa. Các kỹ thuật phẫu thuật hoặc thủ thuật nhằm cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ sẽ được áp dụng. Thông thường, có những phương pháp phổ biến cắt bỏ trĩ như sau:
Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan – Ferguson
Phương pháp cắt trĩ cổ điển này thường dựa theo các thao tác cắt từng búi trĩ đơn lẻ cho người bệnh. Tiếp theo, các cuống của búi trĩ sẽ được các bác sĩ sẽ tiến hành khâu gọn và buộc lại. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật cắt và khâu khéo léo với mục đích hạn chế tối đa tổn thương.
Mặc dù có ưu điểm là giúp bác sĩ xử lý gọn gàng và triệt để búi trĩ, nhược điểm của phương pháp Milligan Morgan – Ferguson là khá đau. Chính vì vậy, phương pháp này cần được kết hợp với những liệu pháp giảm đau để hạn chế cơn đau cho người bệnh.
Milligan Morgan- Ferguson được đánh giá là có thể áp dụng cho rất nhiều loại trĩ và tình trạng bệnh. Ngoài ra được đánh giá là ít rủi ro, an toàn và có thể loại bỏ các búi trĩ rất triệt để. Bệnh nhân thường cần nằm viện trong khoảng 3- 4 ngày để theo dõi vết mổ.
Tìm hiểu thêm: Kiểm chứng tác dụng của rau muống với bệnh trĩ
Milligan Morgan và Ferguson là phương thức cắt trĩ cổ điển hiệu quả cho nhiều dạng trĩ
Phương pháp cắt trĩ Longo
Mổ trĩ Longo được ưa chuộng bởi tính nhanh chóng, ít xâm lấn, ít đau và thời gian hồi phục nhanh chóng, ít để lại biến chứng.
Súng Longo – súng khâu cắt tự động sẽ được sử dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân. Nguyên lý của phương pháp này là kéo búi trĩ về lại vị trí bình thường. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu các mạch máu cung cấp máu cho búi trĩ. Nhờ đó, các búi trĩ mất nguồn cấp máu và teo nhỏ lại.
Phương pháp Longo có thể áp dụng được cho nhiều loại trĩ và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng mắc bệnh. Những bệnh nhân đặc biệt như người bị cao huyết áp, bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh nhân bị nhiễm trùng…vv đều có thể mổ trĩ. Đặc biệt, bệnh nhân hồi phục nhanh, ít phải nằm viện và thường có thể về sau 48 giờ.
Phương pháp mổ trĩ không dao kéo Laser Diode
Phẫu thuật trĩ Laser Diode là phương pháp phẫu thuật không sử dụng dao mổ, dao điện hay bất kỳ thiết bị cắt bỏ trực tiếp mà áp dụng ảnh hưởng của tia laser trong việc loại bỏ búi trĩ và tạo hình trĩ. Đây là kỹ thuật được ưa chuộng hơn cả trong các cách chữa bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ độ 2,3.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ nội và cách điều trị: Những điều cần biết
Mổ trĩ Laser Diode
Với phương pháp Laser Diode, tia laser diode được dùng để tác động trực tiếp lên mô và mạch máu. Tia laser làm thoái hóa mô trĩ ở lớp dưới niêm mạc. Sau đó, làm co rút ngay lập tức các mô và các nhánh động mạch sâu khoảng 5mm. Búi trĩ bị cắt nguồn cung cấp mạch máu, kèm theo các mô trĩ bị đánh xẹp xuống, nên nhanh chóng co nhỏ lại. Ngay sau đó, bác sĩ sử dụng thao tác tạo sợi dưới lớp niêm mạc, cắt bỏ toàn bộ mô trĩ.
– Một số phương pháp khác như dùng các thủ thuật khâu treo, thắt mạch trĩ,..có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ bởi tính an toàn, ít đau và nhanh hồi phục
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh trĩ và các cách chữa bệnh trĩ. Bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh ám ảnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.