Bệnh ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời biết cách phòng ngừa, ngăn chặn sớm có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến giáp và những thông tin cần biết
1. Bệnh ung thư ở tuyến giáp và những thông tin quan trọng cần biết
1.1 Khái niệm bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp nằm ở khu vực cổ trước, ngay trước khí quản, được cấu tạo bởi 2 thùy và eo. Cơ quan này có nhiệm vụ sản xuất hormone điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi lượng hormone sản xuất quá nhiều hoặc quá ít đều có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bởi suy giáp, cường giáp hoặc tương ứng.
Bệnh ung thư tuyến giáp là một căn bệnh khi những tế bào ác tính hình thành trong tuyến giáp với nguy cơ tăng sinh không kiểm soát và có xu hướng tăng khi tuổi tác càng lớn. Bệnh phổ biến hơn ở nữ giới so với nam giới.
Ung thư ở tuyến giáp có thể gặp ở mọi đối tượng đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi
Do là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể nên khi tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến việc trao đổi chất, hoạt động nhịp tim hay hoạt động của các cơ quan đều có thể bị ảnh hưởng.
Căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng gia tăng với 2 loại gồm: ung thư tuyến giáp thể biệt hóa(chiếm đa số ca bệnh) và ung thư tuyến giáp thể khác(chiếm số ít ca bệnh, chia thành thể tủy và thể không biệt hóa). Trong đó, bệnh thể biệt hóa có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
1.2 Những triệu chứng bệnh ung thư ở tuyến giáp
Ung thư ở cơ quan này trong giai đoạn mới chớm thường không có triệu chứng và thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe hoặc siêu âm. Chỉ khi khối u phát triển và xâm lấn khiến khối u được phát hiện với những triệu chứng như:
– Bị khó thở, đau hoặc khó nuốt
– Giọng nói bị biến đổi hoặc đột nhiên khàn tiếng
– Cơ thể bị sút cân mà không rõ nguyên nhân hay tập luyện theo chế độ
– Sưng và đau ở vùng phía trước cổ.
1.3 Nguyên nhân gây bệnh điển hình cần biết
Căn bệnh này thường không rõ nguyên nhân cụ thể gây bệnh bởi có thể kết hợp nhiều nguy cơ và điều kiện khác nhau khiến bệnh hình thành. Nguyên nhân khách quan gây ra bệnh có thể bao gồm:
– Lượng iot trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp
– Tiếp xúc nhiều với các loại tia bức xạ ion hóa.
Hoặc một số nguy cơ đến từ tuổi tác như: tuổi tác cao, thừa cân béo phì…
Đồng thời, những nguy cơ của bệnh ung thư ở tuyến giáp cũng có thể phổ biến hơn với: nữ giới, người châu Á, tiếp xúc nhiều với tia bức xạ, có người thân bị ung thư ở tuyến giáp…
1.4 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư ở tuyến giáp
Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khi khối u chèn ép các mô hoặc di căn đến phổi và xương. Thậm chí khi điều trị bệnh cũng có thể dẫn tới một số biến chứng, đặc biệt là khi giải phẫu.
Những biến chứng của bệnh có thể là: suy giáp, chứng khó nuốt, liệt dây thanh quản, suy tuyến cận giáp…
Những biến chứng trong điều trị căn bệnh này có thể bao gồm:
– Viêm tuyến giáp bởi bức xạ và nhiễm độc giáp khi phẫu thuật cắt tiểu thùy
– Chán ăn, buồn nôn, đau đầu
Tìm hiểu thêm: Người bị ung thư kiêng ăn gì?
Người bệnh ung thư thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và chán ăn
– Xơ phổi đối với những bệnh nhân di căn phổi
– Phù não
– Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng, thiếu sản huyết hoặc kinh nguyệt không đều
– Tăng nguy cơ bệnh bạch cầu hoặc ung thư biểu mô vú hay bàng quang
– Di căn và tử vong nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và di căn đến phổi, xương, não và gan…
2. Chẩn đoán sớm và phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
2.1 Các phương pháp thường gặp trong chẩn đoán tình hình bệnh
Thông qua thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng và chỉ định những xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
– Siêu âm tuyến giáp và hạch cổ: phát hiện và đánh giá khối u, hạch cổ
– Xét nghiệm tế bào học u tuyến giáp và hạch cổ dưới hướng dẫn siêu âm: kiểm tra tế bào ung thư dưới kính hiển vi
– Chẩn đoán hình ảnh(CT, MRI cổ): đánh giá mức độ xâm lấn của khối u và hạch tới các cơ quan và phần mềm trong cổ
– Sinh thiết: cắt bỏ nhân giáp hay 1 thùy của tuyến giáp để làm xét nghiệm mô bệnh học trong mổ
– Chỉ điểm sinh học: đánh giá và theo dõi tình trạng tái phát của khối u.
>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư trực tràng và cách phòng bệnh hiệu quả
Thăm khám sớm tuyến giáp khi có bất thường có thể giúp phát hiện ung thư sớm
2.2 Những phương pháp điều trị căn bệnh này
Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư ở tuyến giáp bao gồm:
– Phẫu thuật cắt 1 thùy của tuyến giáp hoặc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp: chỉ định dựa trên tình trạng bệnh, thường dùng trong giai đoạn sớm và ưu tiên bảo tồn một bên thùy tuyến giáp. Trường hợp nặng có thể cắt toàn bộ tuyến giáp nhưng cần uống hormone tuyến giáp cả đời.
– Liệu pháp iốt phóng xạ: thường được phối hợp với phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại. điều trị bằng cách đưa iốt phóng xạ vào tế bào ung thư và phát tia bức xạ để loại bỏ chúng.
– Thuốc ức chế Tyrosine Kinase: nhắm đến và kiểm soát tình trạng bệnh thông qua các mã gen, qua đó ngăn ung thư phát triển.
– Liệu pháp hormone tuyến giáp: sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp sẽ được bác sĩ kê thuốc bổ sung hormone suốt đời, đồng thời thuốc này cũng có công dụng ức chế tế bào ung thư tái phát.
2.3 Cách để phòng ngừa sớm bệnh
Để giảm nguy cơ ung thư ở tuyến giáp, mọi người nên hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ từ: tia bức xạ, chế độ ăn uống sinh hoạt, hình thành thói quen kiểm tra sức khỏe, thăm khám ngay khi có bất thường…
Đồng thời, người bệnh đã mắc căn bệnh này, sau khi phẫu thuật cần chế độ ăn kiêng phù hợp để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để phát hiện ngay những dị thường, từ đó sàng lọc sớm ung thư để được điều trị kịp thời nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.