Bệnh ung thư dạ dày hình thành khi những tế bào trong dạ dày phát triển mất kiểm soát dẫn tới khối u ác tính. Những khối u này lây lan tới các cơ quan khác(di căn) ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày và tổng quan những điều cần biết
1. Khái quát chung về tình trạng bệnh ung thư ở dạ dày
Đây là bệnh lý phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Căn bệnh này có liên quan đến vi khuẩn HP, chế độ sinh hoạt và ăn uống kết hợp với một số yếu tố về môi trường. Căn bệnh này thường diễn ra âm thầm trong những giai đoạn đầu và sau khi tiến triển mới thường được phát hiện ra.
Bệnh ung thư trong các cơ quan tiêu hóa có liên quan tới những tổn thương tiền ung thư, những yếu tố nội sinh, di truyền và những yếu tố môi trường:
– Tổn thương tiền ung thư: xuất phát từ viêm dạ dày trong thời gian dài và nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày, dẫn tới biến đổi dị sản tế bào khiến người bệnh bị loạn sản tạo thành ung thư.
– Vi khuẩn HP: Đây là nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày và vi khuẩn làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mạn tính có thể dẫn tới tổn thương tiền ung thư.
Vi khuẩn hp là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư hàng đầu
– Thói quen sinh hoạt: ăn những loại thức ăn chứa nitrate như cá ướp muối, rau dưa muối, thịt hun khói… dẫn tới nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư ở trong cơ quan này.
– Béo phì: Người béo phì dễ mắc phải căn bệnh ung thư nguy hiểm này hơn so với người bình thường
– Có tiền sử từng phẫu thuật bệnh lý về dạ dày
– Di truyền: Polyp tuyến, ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp… có thể dẫn tới bệnh ung thư.
2. Nguy cơ và triệu chứng của ung thư nguy hiểm
Những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng sau có nguy cơ bệnh dạ dày cao hơn so với những người khác:
– Tuổi tác lớn(trên 50 tuổi)
– Có người thân trong gia đình đã hoặc đang mắc bệnh ung thử tiêu hóa hoặc bệnh đa polyp tuyến
– Người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc nhiễm HP nhiều năm
– Người bệnh từng phẫu thuật dạ dày
– Người có thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn những thực phẩm kém chất lượng
– Người hút nhiều thuốc lá, uống các đồ uống có cồn
– Người có nhiều triệu chứng của ung thư ở dạ dày trong thời gian dài
Để nhận dạng sớm bệnh ung thư ở dạ dày, người bệnh cần lưu ý đến những tình trạng sau:
– Đau bụng dai dẳng ở vùng trên rốn(vùng thượng vị), có thể giảm đau sau khi ăn sau đó đau liên tục
Tìm hiểu thêm: Công dụng của đánh răng bằng kem tẩy cao răng
Người bệnh nên thăm khám sớm khi thấy những triệu chứng lạ nghi ngờ bệnh ung thư ở dạ dày
– Ợ hơi: Có thể xuất hiện khi người bệnh ăn no, ăn đồ cay nóng hoặc uống những loại nước chứa nhiều gas
– Cơ thể gầy yếu: Một trong những triệu chứng thường thấy của ung thư là người bệnh bị chán ăn, mệt mỏi dẫn tới sút cân
– Nôn hoặc luôn có cảm giác buồn nôn
– Đi ngoài phân đen: Xuất huyết dạ dày có thể xay ra dẫn tới người bệnh đi ngoài ra máu đỏ hoặc phân đen
– Nuốt nghẹn: Khối u ở gần tâm vị hoặc đoạn nối tâm vị với thực quản dễ khiến người bệnh nuốt nghẹn.
Những dấu hiệu của bệnh có thể mơ hồ trong giai đoạn đầu hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác, người bệnh không nên chủ quan mà hãy thăm khám ngay khi có bất thường.
Bệnh có thể phòng ngừa nếu người bệnh điều trị dứt điểm bệnh viêm loét đại tràng, đặc biệt khi nhiễm HP. Đồng thời thay đổi lối sống khoa học, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu và khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
3. Chẩn đoán sớm và cách điều trị bệnh ung thư này
3.1 Chẩn đoán bệnh ung thư ở dạ dày như thế nào?
Để có thể xác định người bệnh có bị ung thư ở cơ quan này hay không, người bệnh cần dựa vào những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Đồng thời kết hợp với một số xét nghiệm chẩn đoán kèm theo gồm:
– Nội soi dạ dày ống mềm sinh thiết: chẩn đoán tình trạng bệnh
– Siêu âm nội soi dạ dày: đánh giá độ xâm lấn của khối u và di căn
– Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ xâm lấn, di căn xa và di căn hạch
– Siêu âm ổ bụng: nhằm phát hiện các tổn thương di căn hạch và tổn thương ở các tạng
– Thực hiện các chất chỉ điểm khối u gồm: CEA, CA 72-4, CA 19-9.
3.2 Điều trị bệnh ung thư ở dạ dày như thế nào?
Phác đồ điều trị ung thư ở dạ dày sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh lý kèm theo và thể trạng sức khỏe của người bệnh. Những phương pháp điều trị ung thư ở dạ dày có thể cân nhắc điều trị một trong số phương pháp sau:
– Phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư: Trong giai đoạn sớm có thể được chỉ định điều trị với kỹ thuật nội soi và cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
– Hóa trị: Sử dụng hóa chất để loại bỏ tế bào ung thư ngăn chặn chúng phát triển có thể dùng trước hoặc sau phẫu thuật
>>>>>Xem thêm: Ung thư tụy giai đoạn cuối và những điều cần biết
Hóa trị là một trong số các phương pháp điều trị ung thư trong dạ dày phổ biến và hiệu quả
– Xạ trị: Có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, hay sử dụng đồng thời.
– Liệu pháp điều trị đích: sử dụng các loại kháng thể đơn dòng để kháng lại những yếu tố phát triển của ung thư.
– Điều trị miễn dịch: Sử dụng thuốc tác động tới hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bệnh nhân để chúng chống lại tế bào ung thư.
Trong điều trị bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:
– Theo dõi liên tục định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ
– Khám lâm sàng, chụp X quang, siêu âm và làm xét nghiệm theo chỉ định
– Nội soi dạ dày nếu nghi ngờ có tình trạng tái phát ở miệng nối
– Chú ý về tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sau điều trị cắt dạ dày.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư dạ dày và cách để người bệnh phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh. Trang bị sớm những kiến thức về căn bệnh này giúp người bệnh sớm nhận ra bất thường và điều trị bệnh ngay từ ban đầu, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.