Hóc xương ếch nguy hiểm hay không? Cách chữa hóc xương ếch như thế nào an toàn và hiệu quả? Nếu cũng có chung những thắc mắc này thì mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết hơn về cách xử trí hóc xương ếch nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách chữa hóc xương ếch an toàn, hiệu quả
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng bị hóc xương ếch
Khi hóc xương ếch, người hóc lập tức cảm thấy khó chịu, nuốt đau, nuốt vướng
Hóc xương ếch hay bất cứ xương gì là tình huống thường xảy ra trong các bữa ăn. Nguyên nhân có rất nhiều: do người hóc ăn uống quá vội vàng, vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện, khi ăn nhai không kỹ nên nuốt phải xương, do uống rượu say không tỉnh táo nên khi ăn nuốt cả xương…
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì ngay khi hóc xương ếch, người hóc cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu, bao gồm:
– Đột nhiên cảm thấy khó chịu vùng cổ họng, nuốt đau và nuốt vướng;
– Một số trường hợp chỉ cảm thấy cổ họng hơi khó chịu, sau đã vấn tiếp tục ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cảm giác cộm vướng nhưng khi nuốt nước bọt vẫn không hết. Trường hợp này có thể xương ếch đã bị mắc ở cổ họng.
– Ho nhiều hoặc một số trường hợp ho khạc ra máu.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên trong bữa ăn có món ếch chứa xương thì rất có thể bạn đã bị hóc xương ếch.
2. Có nên dùng mẹo để chữa hóc xương ếch không?
Hiện nay, có rất nhiều cách có thể chữa tình trạng hóc xương. Thế nhưng không phải cách chữa hóc xương nào cũng khoa học, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tổn thương cho bạn.
Khi bị hóc xương ếch, bạn nên thật cẩn trọng với những mẹo chữa hóc xương. Lý do là vì những mẹo này không đảm bảo tính khoa học, cũng chưa có một nghiên cứu hay chuyên gia nào khẳng định tính hiệu quả của các mẹo này. Việc cố áp dụng mẹo nhiều lần để loại bỏ xương ếch bị hóc tiềm ẩn nguy cơ khiến họng của bạn bị tổn thương nhiều, thậm chí xương ếch không thể lấy ra còn đâm sâu hơn. Nguy cơ viêm nhiễm, áp xe cũng cũng thể xảy ra. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên sáng suốt lựa chọn những cách chữa hóc khoa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình hay những người thân xung quanh.
3. Các cách chữa hóc xương ếch đảm bảo an toàn và hiệu quả
3.1. Cách chữa hóc xương ếch bằng xử trí tại chỗ
Ngay khi phát hiện mình bị hóc xương ếch, bạn có thể áp dụng cách chữa hóc xương tại chỗ như sau:
– Ngừng nuốt thức ăn ngay lập tức: Khi đang ăn và gặp phải tình trạng hóc xương, nhiều người thường cố nuốt nốt thức ăn còn trong miệng. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến cho xương bị mắc đâm càng sâu hơn, gây tổn thương vùng họng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên khạc mạnh hoặc thử ăn gì đó để đẩy xương xuống, vì điều này có thể gây nghẹn.
– Nôn bỏ thức ăn ra ngoài: Hãy cố gắng nôn thức ăn trong miệng ra ngoài nhưng bạn tuyệt đối không được đưa tay vào miệng họng để tránh đẩy xương xuống cổ họng sâu hơn.
– Bình tĩnh kiểm tra cổ họng: Giữ tinh thần bình tĩnh, mở miệng to và nhờ người xung quanh sử dụng đèn pin kiểm tra cổ họng. Nếu xương ếch ở vị trí mà có thể nhìn thấy được, bạn hãy nhờ người trợ giúp dùng kẹp y khoa để gắp ra.
Trường hợp đã lấy được xương ếch ra nhưng vẫn cảm thấy họng đau và có cảm giác nuốt vướng thì bạn cần theo dõi thêm. Nếu sau vài ngày triệu chứng này không hết thì bạn nên khi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra xe còn sót xương không để xử trí nốt. Hoặc trường hợp không thể đẩy xương ra ngoài, bạn không nên cố gắng thử lại nhiều lần mà nên đi khám và nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn luôn.
3.2. Cách chữa hóc xương ếch với nghiệm pháp Heimlich
Tìm hiểu thêm: Cách để hết hóc xương cá an toàn và hiệu quả
Người hóc xương ếch có thể sơ cứu bằng nghiệm pháp Heimlich nếu cần
Cách sơ cứu người bị hóc xương ếch sử dụng phương pháp Heimlich thường được áp dụng khi nạn nhân có dấu hiệu bị nghẹn, biểu hiện qua khó thở, thở khò khè, không thể nói chuyện hoặc ho mạnh để loại bỏ dị vật. Những người xung quanh có thể hỗ trợ bằng cách thực hiện nghiệm pháp Heimlich.
Quy trình thực hiện nghiệm pháp Heimlich với nạn nhân bị hóc xương ếch có dấu hiệu nghẹn như sau:
– Người sơ cứu đứng ở phía sau nạn nhân, ôm lấy phần eo của nạn nhân và chỉnh cho người nạn nhân cúi người về phía trước.
– Người sơ cứu nắm chặt một tay lại rồi đặt nắm tay lên phần trên rốn của nạn nhân.
– Tiếp theo, người sơ cứu dùng bàn tay còn lại ôm chặt lấy bàn tay nắm kia và thực hiện ấn nhanh, mạnh vào bụng nạn nhân theo hướng từ dưới lên trên, lặp lại động tác này 5 lần.
Nếu vật thể không rơi ra, người thực hiện sơ cứu tiếp tục lặp lại 5 lần động tác trên. Trường hợp vẫn không hiệu quả, người sơ cứu có thể chuyển sang thực hiện vỗ lưng hoặc ấn ngực cho nạn nhân trước khi gọi cấp cứu.
Trong trường hợp nạn nhân bị hóc xương ếch mất ý thức, những người xung quanh cần ngay lập tức gọi điện cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi cứu thương đến, mọi người có thể hỗ trợ bằng cách thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi, bao gồm ấn mạnh vào ngực để làm thông thoáng đường thở.
3.3. Đi khám để được bác sĩ gắp bỏ xương ếch bị hóc nhanh chóng, ít tổn thương
>>>>>Xem thêm: Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Khám bác sĩ để được hỗ trợ xử lý chữa hóc xương nhanh chóng, hiệu quả
Thay vì hoảng sợ, lo lắng, cố gắng khạc hay dùng mọi cách để đẩy mảnh xương ếch ra ngoài mà chưa chắc thành công, bạn có thể chọn một giải pháp an toàn hơn: nhờ sự trợ giúp của bác sĩ. Việc của bạn cần làm chỉ là đến thẳng chuyên khoa tai mũi họng uy tín để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra và xử lý gắp bỏ mảnh xương bị hóc. Cách này không chỉ nhanh chóng, hiệu quả mà còn giúp bạn hạn chế tổn thương vùng họng.
Tại khoa Tai mũi họng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, người hóc xương tới khám sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra với máy nội soi nhằm xác định nhanh vị trí của xương hay dị vật đang mắc trong họng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy móc, dụng cụ chuyên khoa tiên tiến, hiện đại để nhẹ nhàng gắp bỏ mảnh xương còn giúp hạn chế tối đa tổn thương vùng họng bạn có thể gặp phải.
Trên đây là gợi ý những cách chữa hóc xương ếch an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề chữa hóc xương, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết và tận tình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.