Hóc xương cá là tình huống rất dễ gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn nếu xảy ra bất cẩn trong ăn uống. Một số trường hợp mắc xương cá ở cổ họng lâu ngày nhưng không biết, chỉ cảm thấy cổ họng khó chịu hay đau rát. Nếu không được xử trí sớm, người bị mắc xương cá ở cổ họng có thể gặp nhiều tổn hại tới sức khỏe.
Bạn đang đọc: Mắc xương cá ở cổ họng lâu ngày cần xử trí càng sớm càng tốt
1. Triệu chứng thường gặp ở người mắc xương cá vùng cổ họng lâu ngày
Người bị mắc xương cá lâu ngày thường có biểu hiện cổ họng nuốt vướng, hơi đau
Mắc xương cá trong cổ họng lâu ngày nhưng không biết là tình huống không ít người gặp phải. Lý do là vì mảnh xương cá bị mắc có kích thước rất nhỏ, ngay khi mắc chỉ gây cảm giác hơi khó chịu hoặc không có cảm giác gì. Một số trường hợp khác thì là do mắc xương cá trong khi say xỉn, không tỉnh táo hoặc trẻ em còn quá bé, không thể phản ánh vấn đề này với cha mẹ nên xương cá bị mắc lại lâu ngày và chưa được xử lý ngay.
Tuy nhiên, sau vài ngày hoặc khoảng 1, 2 tuần, người bị mắc xương cá có thể xuất hiện các triệu chứng gồm:
– Cảm thấy cổ họng bị rát kéo dài, mãi không đỡ;
– Xuất hiện triệu chứng ho ho dai dẳng, uống thuốc ho nhưng không giảm;
– Cảm giác cổ họng nuốt vướng, nuốt khó;
– Một số người có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, đau ngực, khạc ra máu.
2. Những nguy hại sức khỏe có thể xảy ra với người mắc xương cá ở cổ họng
Mắc xương cá trong cổ họng có thể không gây ảnh hưởng sức khỏe ngay tức thì nhưng nếu không được xử lý kịp thời, vấn đề này có nguy cơ cao gây nhiễm trùng tại vị trí hóc và những biến chứng nguy hiểm khác:
– Gây áp xe cục bộ: Khi đi mắc trong cổ họng lâu ngày, mảnh xương cá có thể đâm sâu dẫn tới hệ quả gây áp xe cục bộ. Nếu vẫn không được xử lý, khối áp xe này có thể phát triển và gây nguy cơ tắc nghẽn khí quản. Theo đó, người mắc xương cá trong cổ họng sẽ cảm thấy khó thở, ngạt thở và tiềm ẩn nguy cơ tử vong.
– Gây ảnh hưởng tới động mạch chủ: Xương cá bị mắc ở cổ họng lâu ngày nhưng không được xử trí, dưới tác động của thức ăn được nuốt vào hàng ngày, có thể sẽ dâm sâu và gây ra những tác động xấu tới động mạch chủ.
– Gây thủng dạ dày: Một số trường hợp xương cá bị mắc ở cổ họng lâu ngày có thể sẽ trôi xuống dạ dày do tác động của đồ ăn thức uống hàng ngày. Nguy cơ xương cá đâm thủng dạ dày hoàn toàn có thể xảy ra, đồng thời còn có thể kéo theo tình trạng viêm phúc mạc và nhưng nguy hiểm tới tính mạng.
– Gây viêm ruột thừa: Nhiều trường hợp xương cá bị mắc ở cổ họng lâu có thể chạy xuống ruột thừa và gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Để không gặp phải những ảnh hưởng sức khỏe nêu trên, người mắc xương cá ở cổ họng cần được phát hiện và xử trí đúng cách càng sớm càng tốt.
3. Cách xử trí tình trạng mắc xương cá ở cổ họng lâu ngày
3.1. Nói không với các mẹo dân gian trị hóc xương cá
Hiện nay, nhiều người tin rằng sử dụng các mẹo dân gian như: dùng vỏ cam hay vỏ chanh, dùng chuối, dùng nước ngọt có gas, dùng giấm… có thể trị hết hóc xương cá. Thế nhưng, chưa có một phương pháp khoa học nào chứng minh và khẳng định tính đúng đắn cũng như hiệu quả của các mẹo trị hóc xương cá này. Không những thế, nhiều trường hợp bị hóc xương cá cố gắng dùng mẹo vừa không đẩy được xương cá ra còn gây tổn thương, nhiễm trùng vùng họng. Do đó, bạn cần hết sức cẩn trọng và cân nhắc thật kĩ về việc dùng mẹo chữa hóc xương cá.
Riêng đối với trường hợp bị mắc xương cá lâu ngày thì lời khuyên tốt nhất là không nên thử các mẹo chữa hóc xương cá. Lý do là gì xương cá bị mắc lâu ngày phần nào cho thấy sự khó loại bỏ ra khỏi cổ họng. Hơn thế, mảnh xương mắc lâu ngày trong cổ họng có thể đã gây ra những nhiễm trùng tại chỗ. Việc cố gắng thử mẹo rất có thể sẽ làm tổn thương nặng hơn vùng họng nhạy cảm của bạn.
3.2. Khám bác sĩ để được hỗ trợ xử lý mảnh xương cá mắc trong cổ họng
Tìm hiểu thêm: Cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả bạn đã biết?
Khám bác sĩ chuyên môn là cách xử trí hóc xương cá lâu ngày nhanh chóng, hiệu quả
Nếu nghi ngờ cổ họng bị mắc xương cá, cách xử trí tốt nhất, khoa học nhất là bạn nên khi khám bác sĩ môn. Quyết định này sẽ giúp bạn được loại bỏ mảnh xương cá mắc trong cổ họng nhanh chóng lại đảm bảo an toàn.
Tại chuyên khoa Tai mũi họng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, bệnh nhân bị mắc xương cá ở cổ họng sẽ được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, khám nội soi để xác định vị trí mảnh xương cá bị mắc. Tiếp đó, với kỹ thuật chuẩn xác, sử dụng dụng cụ chuyên khoa tiên tiến, bác sĩ sẽ tiến hành gắp bỏ mảnh xương cá bị mắc trong cổ họng bệnh nhân một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa tổn thương.
4. Nâng cao biện pháp phòng tránh tình trạng hóc dị vật
>>>>>Xem thêm: Nên cắt Amidan khi nào thì tốt cho sức khoẻ?
Các gia đình nên chuẩn bị bữa ăn cẩn thận để hạn chế nguy cơ bị hóc xương
Dù là xương cá hay bất cứ dị vật nào bị hóc, mắc ở cổ họng đều có thể gây ra tổn thương và nhiều hệ quả sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, cách tốt nhất mọi người nên nâng cao biện pháp phòng tránh dị vật họng cho mình và các thành viên trong gia đình:
Chế biến thức ăn cẩn thận: Điều này có thể giảm thiểu rủi ro hóc phải các loại xương hoặc những dị vật khác, đặc biệt là khi chuẩn bị đồ ăn cho em bé và người già.
– Ăn uống từ từ và cẩn thận: Khi ăn những món quá cứng hay có chứa xương như cá hay chân giò, việc ăn uống nên được tiến hành từ từ và cẩn thận. Điều này không những giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị hóc xương mà còn có lợi hơn cho hệ tiêu hóa.
– Tránh đùa giỡn khi ăn uống: Việc đùa giỡn, cười nói quá mức trong khi ăn uống có thể khiến bạn giảm sự tập trung, tăng nguy cơ bị hóc dị vật, nhất là với những món có xương hay quá cứng.
– Loại bỏ thói quen đưa đồ chơi vào miệng ở trẻ: Phụ huynh nên chú ý việc giáo dục và loại bỏ thói quen đưa đồ chơi vào miệng của trẻ để phòng tránh nguy cơ bị mắc dị vật vào họng.
Trên đây bài viết đã giải đáp chi tiết tới bạn cách xử trí mắc xương cá ở cổ họng lâu ngày hiệu quả và an toàn. Mọi thắc mắc về vấn đề hóc hay mắc dị vật, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.