Điều trị bệnh trĩ thế nào để đạt được hiệu quả là điều các bệnh nhân luôn quan tâm đặc biệt. Bài viết này gửi tới quý độc giả những phương pháp điều trị bệnh trĩ triệt để và hiệu quả hiện nay.
Bạn đang đọc: Những phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả hiện nay
1. Bệnh trĩ – nỗi ám ảnh chẳng dễ tỏ bày
1.1. Bệnh trĩ được giải thích như thế nào?
Trĩ là tên một căn bệnh rất phổ biến trong nhóm bệnh hậu môn – trực tràng, với đặc trưng là các khối thừa gây ra phiền toái ở hậu môn. Bệnh trĩ được giải thích là: tình trạng các tĩnh mạch hậu môn bị giãn nở quá mức, gây ra các búi trĩ và sa ra ngoài theo thời gian.
Các chuyên gia thường giải thích bệnh trĩ theo cơ chế bệnh sinh như sau:
– Theo thuyết cơ học: Búi trĩ hình thành khi các tĩnh mạch hậu môn giãn nở do các áp lực cơ học đặt lên hậu môn và trực tràng. Các áp lực này có thể đến từ các tác nhân bên ngoài như ngồi lâu, đứng nhiều, rặn đại tiện,..
– Theo thuyết mạch máu: Các tĩnh mạch hậu môn giãn nở do sự ứ trệ máu. Điều này được gây ra bởi tình trạng tuần hoàn không ổn định, đặc biệt là tại khu vực hậu môn – trực tràng. Máu không theo tĩnh mạch trở về tim như thường thấy mà tắc lại tạo ra các giãn nở, lâu dần khiến búi trĩ hình thành.
Hình ảnh hậu môn và bệnh trĩ
1.2. Các tác nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở con người là gì?
Những nhóm đối tượng dưới đây đối diện với nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường:
– Người bị táo bón kéo dài: Táo bón đa phần do ăn ít rau xanh, củ quả,.. dẫn đến việc cơ thể thiếu chất xơ, tiêu hóa không ổn định. Một số nguyên nhân khác gây ra táo bón có thể kể đến như: Thực đơn nhiều đạm quá mức cần thiết, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ dẫn đến khó tiêu, táo bón.
– Người có tính chất công việc yêu cầu ngồi nhiều, đứng liên tục hoặc thường xuyên mang vác vật nặng. Tình trạng này gây ra những áp lực lớn lên ổ bụng, trực tràng. Các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng sẽ bị giãn nở nhiều hơn, gây ra bệnh trĩ.
– Người cao tuổi là đối tượng tỷ lệ bị trĩ cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác. Lý do là vì các cơ và dây chằng cố định hậu môn có phần giãn nở, thoái hóa. Ngoài ra, người cao tuổi thường dễ táo bón, khó tiêu do nhu động ruột giảm, dẫn đến táo bón.
– Phụ nữ mang thai đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Điều này được giải thích là do trong thai kỳ, em bé khi lớn dần lên sẽ nằm chèn ép lên các bộ phận khác trong đó có hậu môn. Các áp lực có thể làm tĩnh mạch trực tràng ứ trệ hoặc giãn nở. Ngoài ra, sau khi sinh con, đặc biệt là sinh thường, phụ nữ có thể bị trĩ nặng hơn do quá trình sinh cần rặn mạnh.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện bệnh trĩ – chẩn đoán và điều trị
Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở rất nhiều nhóm đối tượng do nhiều tác nhân
1.3. Phân loại bệnh trĩ thế nào, biểu hiện của bệnh trĩ?
Bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ nội nằm trên đường lược, trong ống hậu môn, trong khi đó trĩ ngoại nằm dưới đường lược và bên ngoài ống hậu môn. Khi búi trĩ nội kết hợp với trĩ ngoại, bệnh trĩ được gọi là trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ nói chung được chia theo 4 cấp độ bệnh. Giai đoạn 1 thường là khi bệnh trĩ mới chớm, biểu hiện nhẹ, đôi khi khá khó nhận biết. Độ 2, 3 là giai đoạn giữa, bệnh trong giai đoạn tiến triển. Bệnh trĩ ở giai đoạn 4 là khi triệu chứng thường rất nặng nề. Lúc này cần can thiệp để loại bỏ búi trĩ ngay, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Có thể nhận biết bệnh trĩ thông qua các biểu hiện như: đại tiện kèm máu, lượng máu tăng dần theo cấp độ bệnh, kèm dịch nhầy nhiều bất thường. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các búi trĩ sa ra ngoài, búi trĩ có thể tự co vào hoặc phải dùng tay đẩy, tùy vào cấp độ bệnh.Ở bệnh trĩ ngoại, biểu hiện chảy máu ít hơn so với trĩ nội, tuy nhiên, trĩ ngoại gây ra đau đớn và nguy hiểm hơn.Búi trĩ do nằm ngoài nên rất dễ bị viêm loét do cọ xát với các bề mặt khi người bệnh sinh hoạt.
2. Điều trị bệnh trĩ theo các phương pháp nào để đạt hiệu quả cao?
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cần điều trị bệnh trĩ tại các cơ sở y tế và dưới sự thăm khám và tư vấn của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, các phương pháp trị bệnh trĩ được đưa ra như sau:
2.1. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thuốc (điều trị nội khoa)
Phương pháp nội khoa (dùng thuốc) là cách điều trị dành cho bệnh nhân trĩ đang trong giai đoạn nhẹ. Khi này, các biểu hiện đa phần chưa gây quá nhiều đau đớn và phiền toái cho bệnh nhân, chỉ cần sử dụng thuốc là có thể là triệu chứng giảm và khỏi bệnh.
Các loại thuốc thường được kê theo ba nhóm chính: Thuốc giảm đau, hạn chế triệu chứng – Thuốc nhuận tràng – Thuốc hỗ trợ tăng độ bền tĩnh mạch. Bệnh nhân cần sử dụng theo liều lượng và thời gian được chỉ định bởi bác sĩ trực tiếp thăm khám.
2.2. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng các can thiệp ngoại khoa
Khi bệnh tiến triển và nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được tiến hành điều trị bằng cách can thiệp loại bỏ triệt để búi trĩ.
Hiện nay có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả và thường được áp dụng:
– Phương pháp cắt trĩ kinh điển Milligan Morgan – Ferguson: Cắt riêng lẻ từng búi trĩ và khâu buộc cuống búi trĩ lại với nhau.
– Phương pháp thắt mạch – khâu treo búi trĩ: Bác sĩ tiến hành triệt mạch nuôi trĩ, búi trĩ sẽ dần teo nhỏ lại.
– Phương pháp mổ trĩ Longo: Sử dụng súng Longo và nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, sau đó xử lý phần mạch máu cung cấp, điều này giúp búi trĩ co nhỏ lại.
– Phương pháp đốt trĩ Laser Diode: Phương pháp tối tân trong điều trị trĩ, không sử dụng đến dao kéo mổ xẻ mà triệt mạch trĩ, đánh xẹp mô trĩ bằng năng lượng Laser. Đặc thù của phương pháp này là hạn chế xâm lấn đến mức tối thiểu, bệnh nhân không đau đớn hay chảy máu. Thời gian hồi phục cũng vì thế mà nhanh chóng hơn, chỉ khoảng 1 ngày là bệnh nhân có thể ra viện.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để “đối phó” bệnh trĩ ở người trẻ tuổi?
Điều trị Laser Diode tại Thu Cúc TCI
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ và các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả mà bệnh nhân có thể tham khảo. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn điều trị trĩ triệt để và thoát trĩ toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.