Ăn mặn có tốt không? Ăn thế nào là mặn?

Thói quen ăn muối, nước mắm và các gia vị khác trong chế biến món ăn khiến người Việt hầu hết đều ăn mặn hơn mức trung bình được khuyến cáo trên thế giới. Vậy ăn mặn có tốt không? Ăn bao nhiêu là mặn và cần làm gì để thay đổi thói quen này?

Bạn đang đọc: Ăn mặn có tốt không? Ăn thế nào là mặn?

1. Người Việt đa số đều ăn mặn

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành mỗi ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (khoảng một thìa cà phê), nếu nhiều hơn thì được coi là ăn mặn.

Tại Việt Nam, kết quả khảo sát tại một số địa phương do Viện Dinh dưỡng quốc gia thực hiện cho thấy, lượng muối trung bình mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 15 gam mỗi ngày, nhiều gấp 3 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Theo chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp, chế độ ăn mặn (thừa muối) khiến chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,…

Ăn mặn có tốt không? Ăn thế nào là mặn?

Hầu hết người Việt Nam có thói quen ăn mặn hơn mức bình thường được khuyến cáo trên thế giới.

2. Giải đáp: Ăn mặn có tốt không?

2.1. Ăn mặn có tốt không? – Ăn thế nào là mặn?

Trung bình mỗi ngày, một cơ thể bình thường nên tiếp nhận không quá 6g muối, tương đương 2,3g natri. Ăn nhiều hơn mức này sẽ được coi là ăn mặn. Còn đối với người đã có bệnh, đặc biệt những bệnh liên quan đến muối, càng phải hạn chế và tốt nhất nên thực hiện theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Trả lời ăn mặn có tốt không?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Khi cơ thể hấp thụ lượng muối quá mức bình thường sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch. Vì vậy, dùng quá nhiều muối đồng nghĩa với nguy cơ tăng huyết áp. Người bị cao huyết áp, sẽ có nguy cơ đột quỵ hay gia tăng khả năng mắc bệnh tim.

Đồng thời, khi cơ thể chứa lượng muối quá cao sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận. Điều này dễ làm bạn bị chứng bệnh sỏi thận, từ đó có thể tác động đến hệ thống tim mạch.

Các nhà khoa học cũng cho biết: Trong nhiều trường hợp, hạn chế hấp thu Protein và ăn muối có thể giúp phòng tránh sỏi thận hoặc tỷ lệ tái phát bệnh này cũng như ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Với người bị các chứng viêm, loét dạ dày, trong thực đơn dinh dưỡng, bác sĩ thường khuyên dùng ít muối. Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn quá mặn cũng ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của dạ dày.

Người ăn quá mặn sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày cao hơn người ăn uống bình thường. Còn với những ai đã từng bị loét dạ dày, nên ăn càng nhạt càng tốt, bởi vì hàm lượng muối cao sẽ làm tăng độc tính của vi khuẩn HP gây loét dạ dày và tá tràng. Nguy cơ này càng cao nếu bạn có thói quen ăn mặn kết hợp với chua cay.

Tìm hiểu thêm: Một số điều cần biết về sốt Sốt là cơ chế tự nhiên

Ăn mặn có tốt không? Ăn thế nào là mặn?

Ăn mặn làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch.

3. Ăn bao nhiêu muối là đủ?

Như đã nói ở trên, trung bình mỗi ngày, một cơ thể bình thường nên tiếp nhận không quá 6g muối, tương đương 2,3g natri. Khi chế biến thức ăn, bạn nên cân nhắc đến khẩu phần ăn của mỗi người để điều chỉnh lượng muối sao cho phù hợp.

Đối với các loại rau, củ, quả trong tự nhiên hoặc những món ăn như cà hay dưa muối đều có một hàm lượng muối nhất định nên khi chế biến hãy giảm bớt lượng muối tiêu chuẩn.

Đối với các loại thức ăn đã chế biến sẵn, trên bao bì sẽ ghi cụ thể hàm lượng muối. Mỗi 1g muối chứa khoảng 0,4g natri. Do vậy, nếu trên bao bì chỉ ghi thành phần natri, bạn hãy nhân 2,5 lần để tính được số lượng muối trong thành phẩm.

Ăn mặn có tốt không? Ăn thế nào là mặn?

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng chóng mặt buồn nôn

Trung bình mỗi ngày, một cơ thể bình thường nên tiếp nhận không quá 6g muối, tương đương 2,3g natri, không nên ăn nhiều hơn.

4. Hãy thay đổi thói quen ăn mặn

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân, bạn nên thực hiện thói quen giảm muối trong chế độ ăn của gia đình. Cụ thể như sau:

– Ưu tiên chọn loại thực phẩm tươi thay vì các món ăn được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, giò chả, xúc xích, mì ăn liền, đồ ăn vặt các loại,…

– Nên ưu tiên chế biến món luộc, hấp thay vì các món cần nhiều gia vị như món kho, rim, rang,…

– Nên giảm lượng muối từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần được thích nghi.

– Tự nấu ăn ở nhà để có thể chủ động kiểm soát lượng muối một cách tốt nhất.

– Hạn chế việc chấm nước mắm, bột canh,… Thay vào đó có thể pha loãng nước chấm hoặc sử dụng thêm các loại gia vị khác để tăng cảm giác của vị giác như ớt, tỏi,…

– Nên sử dụng các loại muối và bột canh có chứa iốt để phòng ngừa bướu cổ, thiểu năng trí tuệ hoặc các rối loạn khác do thiếu iốt.

Như vậy, ăn mặn có tốt không cho câu trả lời là không. Việc ăn mặn gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của mọi người nên cần thay đổi ngay thói quen này. Bên cạnh đó, việc tích cực vận động thể dục thể thao, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là những thói quen tốt được khuyến khích thực hiện ở mọi đối tượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *