Sơ cứu hóc dị vật là phương pháp quan trọng trong cấp cứu và điều trị hóc dị vật/xương. Đây cũng là thao tác cơ bản mà các bác sĩ khuyến cáo các gia đình nên trang bị để phòng ngừa tình huống hóc dị vật khi không may gặp phải. Nếu bạn chưa biết những cách sơ cứu này, thì đừng bỏ qua bài viết nhé!
Bạn đang đọc: Thực hiện đúng cách sơ cứu hóc dị vật
1. Khi nào cần thực hiện sơ cứu người bị hóc dị vật?
Hóc dị vật là tai nạn khá phổ biến, nhất là đối với trẻ nhỏ khoảng dưới 5 tuổi. Đây là tai nạn dị vật theo đường thức ăn được nuốt xuống họng hầu, nhưng bị mắc lại ở hầu họng, đường thở hoặc thực quản, khiến đường di chuyển thông thường của thức ăn, không khí bị thay đổi.
Hóc dị vật rất dễ bắt gặp trong cuộc sống
Hóc dị vật có thể gây nên tình trạng đau đớn, hạn chế ăn uống, nhiễm trùng đường hô hấp,… Nguy hiểm hơn, hóc dị vật có thể biến chứng thành dị vật đường thở, dị vật đường tiêu hóa, gây nhiều nguy cơ khẩn cấp như viêm thanh phế quản, áp xe thanh phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, áp xe phổi, khó thở, ngạt thở, thủng dạ dày, thủng ruột, nhiễm trùng máu,… Hóc dị vật vì thế có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, gây tổn thương não, thậm chí là tử vong. Rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu hóc dị vật không được xử lý đúng cách.
Các trường hợp hóc dị vật gây nên tình trạng ho sặc sụa, khó thở, tím tái,… cần thực hiện việc sơ cứu sớm. Trong quá trình này, cần gọi ngay cấp cứu để phòng ngừa và được hướng dẫn việc sơ cứu đúng cách. Trong trường hợp người bệnh không bị các triệu chứng nguy kịch thì không nên thực hiện các cấp cứu dị vật đường thở tại chỗ, mà nên bình tĩnh ngồi yên một lúc và sớm đến chuyên khoa tai mũi họng để được gắp dị vật.
2. Vỗ lưng ấn ngực
Đối tượng: Với trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Phòng tránh nguy cơ chấn thương tạng.
Cách thực hiện:
– Để trẻ nằm dọc cánh tay của người hỗ trợ đầu ở phần bàn tay và chân trẻ ở phần bắp tay người hỗ trợ. Trẻ ở tư thế mặt sấp, đầu thấp hơn chân. Khi đó, người hỗ trợ xác định vị trí lưng giữa hai xương bả vai của trẻ và dùng gót bàn tay còn lại của mình vỗ nhẹ và nhanh 5 lần lên lưng trẻ.
– Nếu dị vật chưa ra sau khi thực hiện thao tác, hãy lật trẻ sang cánh tay còn lại. Khi đó, trẻ nằm dọc trên cánh tay người hỗ trợ theo tư thế nằm ngửa, vẫn tư thế đầu thấp. Người hỗ trợ xác định và ấn ngực trẻ 5 lần ở vị trí ép tim. Thực hiện động tác với tần suất 1 lần/giây.
– Khi thực hiện các lần vỗ lưng ấn ngực, cần quan sát khoang miệng của trẻ xem dị vật đã được đẩy lên miệng chưa. Nếu chưa thì thực hiện cách sơ cứu này cho đến khi cấp cứu đến.
Nếu dị vật chưa ra khỏi cổ họng nhưng trẻ đã qua cơn khó thở nguy kịch, nên đưa trẻ đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ gắp dị vật (nếu các bác sĩ cấp cứu chưa thể đến sớm).
– Với cách làm này, thay vì đặt trẻ trên cánh tay, có thể đặt trẻ trên đùi để thao tác dễ hơn.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi bị hóc xương ếch
Vỗ lưng – ấn ngực
3. Thủ thuật Heimlich
Thực hiện thủ thuật với trẻ lớn và người trưởng thành
3.1. Với người còn tỉnh
– Người hỗ trợ đứng sau người bị hóc, vòng hai tay ôm lấy bụng của người bị hóc với tư thế: 1 tay nắm thành nắm đấm lên vùng thượng vị (vùng dưới xương ức) và bàn tay còn lại chồng lên tay đã nắm.
– Giật tay thật, nhanh, mạnh và đột ngột theo hướng từ trước về sau và từ dưới lên trên 5 lần. Chú ý khi thực hiện động tác này cần dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực.
3.2. Với người đang hôn mê
– Đặt người bị hóc ở tư thế nằm ngửa trên nền đất phẳng hoặc ván phẳng cứng.
– Người hỗ trợ ngồi quỳ với hai chân ở vị trí 2 má ngoài đùi của người bị hóc.
– Người hỗ trợ đặt hai tay chồng lên nhau và đặt gót bàn tay phía dưới ở vùng xương ức bệnh nhân. Lúc này, hãy đột ngột ấn nhanh, mạnh lên ngực bệnh nhân theo hướng lên trên 5 lần.
– Chú ý, thực hiện việc thông khí nếu bệnh nhân giảm tri giác. Trong trường hợp đường thở bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn, không thông khí được bằng nội khí quản cần cân nhắc mở khí quản hoặc chọc nhẫn giáp.
4. Phòng ngừa, xử lý dị vật gây hóc đúng cách
4.1. Nguyên tắc điều trị hóc dị vật: nhận biết nhanh, điều trị sớm
Thực tế, hóc dị vật không khó nhận biết đối với người bị hóc. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tình trạng hóc qua những dấu hiệu điển hình như:
– Đột ngột cảm thấy vướng ở cổ họng
– Đau họng
– Nuốt đau, khó nuốt
– Buồn nôn
– Chảy nước miếng (do đau khi nuốt)
– Ho nhiều
– Cảm giác nghẹt thở, khó thở
Với trẻ em chưa thể nhận định hoặc phản ánh về vấn đề hóc dị vật, cha mẹ cần chú ý xem xét những biểu hiện của trẻ để mau chóng đưa con đến để bác sĩ xử lý cho con nhanh và hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Các loại viêm mũi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần phải biết
Cần mau chóng đưa trẻ bị hóc di vật đi khám
4.2. Phòng ngừa hóc
Với vấn đề hóc dị vật, cần chú ý phòng ngừa ngay với những thói quen hằng ngày trong sinh hoạt, ăn uống và cảnh giác khi có hiện tượng hóc:
– Với trẻ nhỏ, cần cho bú sữa đúng cách; không nên cho trẻ bú hay ăn, uống khi đang cười, khóc; dạy trẻ bỏ thói quen ngậm đồ trong miệng; không cho trẻ chơi các đồ vật nhỏ một mình; cần canh giữ trẻ khi trẻ chơi…
– Khi ăn uống cần tập trung, tránh mải mê cười đùa hay xem các phim,…
– Với người mới phẫu thuật, tránh cho ăn những đồ vật cứng, dễ hóc.
– Không uống nước suối, ao, hồ sông,… – những nước trực tiếp từ nguồn tự nhiên, để tránh những dị vật sống trong nguồn nước.
– Khi có dấu hiệu bị hóc, cần sớm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ nhanh chóng, tránh việc để lâu và gây ra những vấn đề nguy hiểm không lượng trước.
Ngoài ra, sau khi sơ cứu hóc dị vật, dù dị vật đã được gắp ra, nhưng vẫn cần đến các bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra, tránh tình trạng còn sót dị vật trong hầu họng. Đồng thời, cần chú ý điều trị sớm hóc dị vật để tránh những biến chứng mà hóc dị vật có thể gây ra cho bệnh nhân sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.