Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nếu gặp triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi thường xuyên kéo dài rất có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Muốn biết buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì, bạn cần tìm đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích về các bệnh lý có thể gặp phải và giải pháp chữa trị tình trạng mệt mỏi buồn ngủ kéo dài, bạn đọc có thể tham khảo.

Bạn đang đọc: Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

1. Triệu chứng buồn ngủ và mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh gì?

1.1. Thiếu máu

Thiếu máu khiến oxy không được cung cấp đầy đủ từ phổi đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu có thể do cơ thể thiếu hụt sắt, vitamin, mất máu, chảy máu bên trong hay do căn bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư hay suy thận.

1.2. Suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp thường gây mệt mỏi, mất tập trung và đau nhức cơ bắp, thậm chí ngay trên các hoạt động nhỏ như đạp xe, leo cầu thang. Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy uể oải và buồn ngủ (có thể ngủ 14-16 tiếng mỗi ngày).

Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Khi cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ, có khả năng bạn đang mắc phải căn bệnh suy tuyến giáp

1.3. Bệnh tiểu đường

Buồn ngủ mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 nếu không có đủ năng lượng để giữ cơ thể hoạt động trơn tru, người bị tiểu đường sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.

1.4. Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ,… khiến người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

1.5. Chứng ngưng thở khi ngủ

Khi bạn ngủ dậy và cảm thấy cơ thể mệt mỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh ngưng thở khi ngủ. Đây là một sự rối loạn đặc trưng bởi sự gián đoạn ngắn của hơi thở trong khi ngủ và dẫn tới thiếu oxy trong máu.

Ngáy là triệu chứng đặc trưng của chứng ngưng thở, nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Đặc biệt, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ.

Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ

2. Giải pháp điều trị chứng buồn ngủ mệt mỏi

Khi có triệu chứng buồn ngủ và mệt mỏi kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng và điều trị kịp thời hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng đồng thời một số giải pháp sau:

– Hãy tạo cho mình một giấc ngủ “bù” bất cứ khi nào có thể. Đừng để laptop, điện thoại trong phòng ngủ. Nếu mọi cố gắng đều không cải thiện được tình hình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể đã bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ.

– Nếu thừa cân thì phải lên kế hoạch ăn kiêng, sử dụng liệu pháp CPAP (một dụng cụ phát một lượng liên tục áp suất dương đường hô hấp) trong khi ngủ.

– Không bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng và cố gắng “nạp” đủ protein và tinh bột trong mỗi bữa ăn để hạn chế tình trạng buồn ngủ mệt mỏi.

– Đối với chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bổ sung thêm bằng cách ăn các loại thức ăn như thịt nạc, gan, sò huyết, đậu…

Tìm hiểu thêm: Cẩn trọng với những tai nạn thường gặp ở trẻ trong ngày Tết

Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần giúp điều trị chứng mệt mỏi buồn ngủ

– Điều chỉnh tâm lý bản thân, hoặc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Cắt giảm dần cà phê, trà, sô-cô-la, và nước ngọt, hoặc bất cứ loại thực phẩm nào có chứa cafein. Dừng đột ngột sẽ làm cho sự thiếu hụt cafein một cách đường đột và sẽ gây mệt mỏi hơn.

– Điều trị bệnh tiểu đường có thể bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn và luyện tập thể dục, điều trị bằng liệu pháp insulin và các loại thuốc để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

– Uống nước vào các thời điểm trong ngày. Nước tiểu có màu sáng, chứng tỏ cơ thể bạn được cung cấp đủ nước. Uống hai cốc nước trong một giờ hoặc hơn trước khi có một hoạt động thể chất nào đó. Sau đó, uống trong quá trình hoạt động và sau đó uống tiếp 2 cốc nước nữa.

– Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm bệnh tim của bạn tiến triển tốt hơn và bạn có thể lấy lại được năng lượng cho các hoạt động của mình, hạn chế triệu chứng buồn ngủ mệt mỏi.

– Hạn chế ánh sáng và âm thanh khi ngủ đêm. Nếu những giải pháp đó vẫn khiến bạn gặp phải các vấn đề trong giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể sử dụng các loại thuốc trị liệu.

Buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ dẫn đến huyết áp cao và cách phòng ngừa hiệu quả

Hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác khi cơ thể bạn có biểu hiện lạ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *