Giải mã: Bệnh trĩ có di truyền hay không?

Với tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng rất cao, nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi liệu rằng bệnh trĩ có di truyền hay không. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh trĩ cũng như cùng bạn giải đáp câu hỏi này.

Bạn đang đọc: Giải mã: Bệnh trĩ có di truyền hay không?

1. Bệnh trĩ: Định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng bệnh

1.1. Định nghĩa bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến thuộc nhóm bệnh hậu môn – trực tràng. Bệnh hình thành do sự giãn nở của các đám rối tĩnh mạch hậu môn, trực tràng và tạo thành các búi trĩ. Bệnh trĩ được chia thành hai dạng chính là trĩ nội (tên khoa học là internal hemorrhoid) và trĩ ngoại (tên khoa học là external hemorrhoid). Hai loại bệnh trĩ khác nhau ở vị trí và đặc điểm của các búi trĩ. Trĩ nội nằm hoàn toàn trên đường lược và bên trong hậu môn. Trong khi đó, trĩ ngoại thì ngược lại. Khi người bệnh bị tình trạng của hai bệnh trên kết hợp với nhau, bệnh được gọi là trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ thường được chia thành bốn cấp độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ thường chỉ cần điều trị bằng thuốc. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn độ 3,4 hoặc độ 2 không đáp ứng điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ búi trĩ triệt để.

Giải mã: Bệnh trĩ có di truyền hay không?

Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái và đau đớn

1.2. Nguyên nhân bệnh trĩ: Bệnh trĩ bắt nguồn do đâu?

Cơ chế trực tiếp hình thành nên các búi trĩ đang dừng lại ở các giả thuyết. Trong đó thuyết mạch máu giải thích tình trạng giãn nở của tĩnh mạch vẫn đang phổ biến hơn cả. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân tăng nguy cơ hình thành bệnh trĩ
– Chứng táo bón kéo dài do thiếu chất xơ. Điều này bắt nguồn từ thói quen ăn ít rau củ, uống ít nước, ăn nhiều đạm và thực phẩm cay nóng,..
– Gia tăng áp lực lên ổ bụng, hậu môn, trực tràng do rặn đại tiện quá mạnh, ngồi quá lâu hoặc mang vác đồ vật nặng trong thời gian dài. Đặc biệt, những người làm văn phòng với đặc tính công việc là ngồi trong thời gian dài có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao.
– Thai phụ có nguy cơ bị bệnh trĩ rất cao vì thai nhi càng lớn càng chèn lên các bộ phận khác như trực tràng, hậu môn. Do đó, các áp lực đến tĩnh mạch hậu môn lớn dần, gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, khi sinh con (sinh thường), sản phụ phải rặn mạnh trong quá trình sinh nở. Điều này cũng tạo ra ảnh hưởng lớn, dẫn đến hình thành các búi trĩ.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ và cách phòng ngừa

Giải mã: Bệnh trĩ có di truyền hay không?

Phụ nữ có thai rất dễ bị bệnh trĩ

1.3. Biểu hiện thường gặp ở người bệnh trĩ

Bệnh trĩ nói chung thường có những biểu hiện rất đặc trưng như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn,.. Ngoài ra hậu môn sưng lên, đại tiện kèm chất dịch nhầy. Cụ thể như sau:
– Bệnh nhân đau hậu môn, tình trạng đau đớn tăng dần qua từng cấp độ
– Bệnh nhân đi đại tiện kèm máu, đặc biệt là ở bệnh trĩ nội. Máu thường giàu oxy nên có màu đỏ tươi.
– Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân luôn có cảm giác cộm ở hậu môn. Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của người bệnh trĩ. Các búi trĩ sa ra ngoài, không thể co nếu bệnh ở trạng thái nặng.
– Tình trạng hậu môn nhớp nháp, chảy dịch nhầy thường xuyên gây ngứa ngáy khó chịu.

2. Giải đáp câu hỏi

2.1. Bệnh trĩ có di truyền hay không – giải đáp

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh di truyền như một số người bệnh lo lắng và nghi ngờ. Bệnh trĩ không truyền thông qua gen. Cha mẹ bị  bệnh không có nghĩa là con cái sẽ bị bệnh trĩ. Người bệnh không cần quá lo lắng vì một nhà có nhiều người bị bệnh trĩ rất có thể là hiện tượng ngẫu nhiên. Ngoài ra, bệnh trĩ có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt có nhiều đặc điểm tương đồng. Chế độ ăn uống, sinh hoạt mới là những nguyên nhân đứng đằng sau bệnh trĩ.

Giải mã: Bệnh trĩ có di truyền hay không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ là bệnh gì, điều trị bệnh ra sao?

Chế độ ăn giống nhau có thể dẫn đến tình trạng một gia đình nhiều người bị trĩ

Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh trĩ có yếu tố di truyền như tình trạng mất van tĩnh mạch di truyền. Mặc dù vậy, tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy khác thay vì là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ. Một vài biến chứng nguy hiểm như giãn tĩnh mạch chân tay và nội tạng,..
Chính vì vậy, có thể khẳng định câu trả lời cho câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền hay không” là hoàn toàn không. Thay vì lo lắng, hãy tìm hiểu kỹ những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả cao. Trong đó, việc điều trị bệnh trĩ cần phải được các bác sĩ chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà.

2.2. Bệnh trĩ có di truyền hay không – điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Theo mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị hợp lý. Đối với bệnh nhân ở giai đoạn nhe, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ở dạng bôi và uống. Các loại thuốc này có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ làm teo búi trĩ. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được bổ sung các loại thuốc nhuận tràng, giúp tránh tình trạng táo bón. Táo bón không chỉ là nguyên nhân đằng sau bệnh trĩ, mà còn là cơn ác mộng đối với người bệnh trĩ mỗi lần đại tiện.
Bệnh trĩ ở giai đoạn 3,4, bệnh nhân không thường không đáp ứng với điều trị bệnh bằng thuốc mà bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Búi trĩ sưng to, sa ra ngoài hoặc búi trĩ tắc mạch sẽ được can thiệp bằng thủ thuật như tiêm xơ, thắt mạch, khâu treo búi trĩ. Đặc biệt, nhiều trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật mới có thể  loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.
Hiện nay, các phương pháp mổ trĩ thường được áp dụng là mổ trĩ Milligan Morgan – Ferguson, mổ trĩ Longo. Trong đó, mổ trĩ Longo được ưa chuộng hơn cả vì tính chất ít xâm lấn, hạn chế đau đớn. Ngoài ra, thời gian hồi phục của người bệnh sẽ rất nhanh chóng.

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

Có thể phòng tránh bệnh trĩ bằng các phương pháp cực kỳ đơn giản và hiệu quả như sau:
– Hạn chế tình trạng táo bón bằng cách ăn uống đủ chất, đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả. Ngoài ra, hãy bổ sung các thực phẩm có tính nhuận tràng để hạn chế táo bón.
– Nên cân nhắc sử dụng vừa đủ các loại thịt có chứa quá nhiều đạm. Ngoài ra, cần hạn chế đồ ăn cay nóng và các chất kích thích, hạn chế tình trạng khó tiêu dẫn đến táo bón.
– Cung cấp lượng nước đủ cho cơ thể mỗi ngày (từ 2 lít trở lên).
– Tránh việc ngồi quá lâu một vị trí hoặc mang vác quá nhiều vật nặng. Tăng cường vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho người bị bệnh trĩ. Có thể tham khảo các bài tập hậu môn, bài tập đi bộ, bơi lội nhẹ nhàng,..
Ngoài ra, các phương pháp trên cũng cần được duy trì trong quá trình điều trị trĩ để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
Những thông tin trên đã cung cấp cho độc giả những điều cần biết xoay quanh bệnh trĩ – nỗi ám ảnh thầm kín, đồng thời giải đáp “bệnh trĩ có di truyền hay không?”. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *